9 cách giúp giáo viên đưa ra phản hồi tích cực cho học viên 

Nếu đã từng dành thời gian giúp những đứa trẻ học cách tập đi, bạn có thể nhận thấy một điều kỳ lạ: Khi những đứa trẻ mất thăng bằng và ngã xuống đất, chúng thường tìm đến sự chú ý của người lớn trước khi quyết định xem sẽ phản ứng với vấn đề này như thế nào. 

Thông thường, nếu người lớn thể hiện sự lo lắng hoặc phản ứng quá mức, đứa trẻ sẽ cảm thầy buồn đau và bắt đầu khóc. Nhưng nếu những người trưởng thành này vui vẻ, khuyến khích và động viên, những đứa trẻ này sẽ đứng dậy và bắt đầu tập đi lại. 

Tại sao lại như thế? Bởi vì những đứa trẻ này học được phản ứng từ những người xung quanh – Các bé phản ứng lại với những kích thích từ bên ngoài. 

Feedback là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập, ngay cả với những em bé. Cách những người khác phản hồi lại những hành động, cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết để tự cảm nhận về bản thân và đóng vai trò như một hướng dẫn cho những gì chúng ta sẽ làm tiếp theo. 

Dĩ nhiên, trong vai trò là một giáo viên, chúng ta đã biết được tầm quan trọng của việc đưa ra những phản hồi tích cực cho người học. Nhưng làm cách nào để chúng ta có thể biết feedback mang lại giá trị nhiều nhất? Làm cách nào để chúng ta đưa ra được những feedback thực sự tạo ra sự khác biệt trong quá trình học tập của học sinh?

Cơ chế hoạt động của feedback và não bộ 

Hiểu được cách thức những feedback hoạt động trong quá trình học tập có thể giúp các giáo viên đưa ra những phản hồi phù hợp cho học sinh của mình. 

Theo các nghiên cứu khoa học thần kinh và thực hành tư duy phát triển, bộ não của chúng ta có khả năng thay đổi liên tục. Khi chúng ta cảm nhận được những kích thích mới, những kích thích này sẽ đi qua não nhờ nhận thức cảm tính và tạo ra các kết nối giữa các tế bào thần kinh. 

Khi chúng ta nhận được feedback, các cơ quan cảm tính sẽ  phản hồi lại các kích thích – và các hoạt động mới sẽ phát sinh. Đây là cơ chế mà các feedback sẽ quyết định những hành vi và lựa chọn những quyết định trong tương lai. 

Vì phản hồi từ người khác cũng là một dạng kích thích bên ngoài nên cách chúng ta chọn để đưa ra phản hồi cho học trò có thể tác động đến những cơ quan cảm ứng và quyết định về việc hình thành những hành động của người học tương lai. 

Mặc dù nhiều giáo viên chúng ta có thể không xem những feedback cho học trò là một phần thưởng hay một hình phạt, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng não bộ nhìn nhận mọi thứ theo cách khác – những tế bào thần kinh đó vẫn phản hồi lại như thể đó chính là động lực bên ngoài. 

Điều này có nghĩa là cách bạn đưa ra phản hồi là điều cần thiết với những người học. Bởi vì chúng ta thường sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết để đưa ra feedback, chính vì thế nên khi nhận xét chúng ta nên lựa chọn ngữ cảnh, giọng điệu, từ vựng phù hợp

Khi phản hồi quá trình học tập cho học viên, bạn có thể áp dụng những tips sau: 

1. Khen ngợi sự nỗ lực, không phải sự tài năng

Thật hấp dẫn khi nói với người học rằng chúng ta nghĩ họ thông minh và tài năng như thế nào, nhưng những cách phản hồi này thực sự có thể mang những tác động tiêu cực về lâu dài. 

Để giúp học viên phát triển growth mindset (tư duy cầu tiến), chúng ta nên khen ngợi những hành vi mang tính phát triển – như sự chăm chỉ – thay vì những phẩm chất “cố định” như tài năng hoặc trí thông minh. Các thầy cô hãy thử sử dụng những câu khen ngợi như “I am so proud of all the effort you put into this”(Thầy/cô rất tự hào về những nỗ lực mà em đã bỏ ra cho bài tập này”, hoặc “All your hard work really paid off” (Tất cả sự chăm chỉ của em thực sự xứng đáng). 

Xem thêm >> Khởi Nghiệp Trung Tâm Tiếng Anh, Bạn Cần Gì?

2. Không nên cảm thấy quá tiêu cực với những sai lầm và sai sót 

Những người có tư duy cầu tiến biết rằng lỗi sai là một phần của quá trình học tập. Việc học hỏi thực sự sẽ không xảy ra nếu chúng ta không mắc những sai lầm. Trên thực tế, chúng ta sẽ học được nhiều điều hơn từ những sai lầm chứ không phải từ những thành tích – vì vậy những sai lầm nên là những điều đáng được trân trọng. 

Giáo viên hãy khuyến khích những người học thay đổi tư duy và tự hào về những thất bại tạm thời của mình. Rốt cuộc, “The only true failure can come if you quit!”  (Sự thất bại duy nhất chỉ đến khi bạn từ bỏ)

3. Hãy cụ thể 

Những phản hồi chung chung như “great job” hoặc “almost there” rất dễ để nhận xét, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại nhiều giá trị cho học viên. 

Khi đưa ra những feedback, giáo viên cần phản hồi những gì học trò đang làm tốt hoặc những gì các em cần cải thiện. Điều này có thể mang hiệu quả vô cùng bất ngờ. 

4. Giải thích chi tiết các feedback  

Để có thể đưa ra những feedback cụ thể hơn, giáo viên cần giải thích chi tiết về lý do bạn chọn đưa ra những đề xuất đó. 

Ví dụ như, nhận xét “Use more descriptive words” (Sử dụng nhiều từ mô tả hơn) , có thể sẽ hữu ích cho bài Writing của học viên, nhưng những feedback của bạn sẽ mang thêm nhiều giá trị cho học trò khi giải thích lý do tại sao: ”Adding more descriptions here will help paint a picture in your readers’ mind.” (Thêm nhiều mô tả hơn ở đây sẽ hoàn thiện hơn bức tranh em đang vẽ trong tâm trí người đọc.) 

5. Bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng 

Nếu người học biết được mình đang đi đâu ngay từ đầu, các em sẽ dễ dàng kiểm tra lại những quá trình này để đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng. 

Mục tiêu học tập rõ ràng, súc tích cũng đóng vai trò là nội dung tham khảo để giáo viên đưa ra những phản hồi cho học trò. Nếu bạn không chắc điểm đến của học viên là đâu, làm thế nào mà bạn có thể chắc chắn rằng những feedback của mình đang đi đúng đường?

6. Tính kịp thời khi đưa ra những phản hồi 

Feedback có giá trị nhất khi nó được đưa ra ngay sau khi học trò nộp bài tập, hoặc thậm chí trong quá trình các em đang hoàn thành nó. Khi càng kéo dài thời gian để học viên được nhận những feedback thì những nhận xét này của bạn càng ít giá trị hơn. 

Bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng đưa ra những phản hồi khi học viên đang thực hiện bài tập càng sớm càng tốt. 

7. Feedback không chỉ dành cho những công việc đã hoàn thành 

Nhiều giáo viên chỉ đưa ra những feedback khi quá trình học tập đã hoàn thành – Sau bài kiểm tra, bài viết luận, một dự án, v.v… Nhưng phản hồi hiệu quả nhất thực sự được đưa ra trong quá trình tạo và thực hiện các công việc này, bởi vì các phản hồi của bạn mang lại cho người học cơ hội sửa đổi những việc đang làm trong thời điểm này. 

Hãy cố gắng có mặt để đưa ra phản hồi cho học viên trong suốt quá trình, để các em có thể nhận những feedback của bạn kịp thời và thực hiện được ngay. 

Xem thêm >> [Q&A] Làm Gì Khi Học Trò Không Chịu Chép Bài?

8. Đưa ra phản hồi trực tiếp 

Feedback tốt nhất là những phản hồi được đưa ra ở mức độ cá nhân thay vì được đưa đến toàn bộ nhóm. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi các feedback được gửi cho cả nhóm, hầu như các thành viên đều có giả định tự nhiên rằng phản hồi này áp dụng cho những người khác – vì vậy, người nhận không học hỏi được nhiều từ những feedback này. 

Bằng cách đưa ra những phản hồi mang tính cá nhân, cho từng người một, bạn đang cho học viên của mình thấy rằng, bạn quan tâm đến từng người và bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ các em. 

9. Dành thời gian cho các câu hỏi và thảo luận 

Đôi khi những phản hồi mà giáo viên cung cấp cho người học của mình có thể không hoàn toàn hữu ích trong lần đầu tiên. Khi cho phép học viên đặt câu hỏi về những phản hồi này, chúng ta có thể giúp các em hiểu rõ thêm về những feedback này. 

Nguồn biên dịch: studycat.com

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.