Nhiều người vẫn quan niểmằng dạy từ vựng tiếng Anh cho kids dễ lắm, cứ dùng flashcards cho học trò đọc vài lần là xong. Xin thưa không phải vậy nha. Dạy cho trẻ con một từ vựng mới cần chú ý nhiều yếu tố để đảm bảo học viên hiểu và áp dụng được từ. Nếu dạy một cách hời hợt, sẽ dẫn đến vấn đề là trẻ phát âm không tự nhiên, nhầm lẫn các từ vựng có nghĩa khá giống nhau.
MFP – Meaning, Form, Pronunciation
MFP là 3 từ khoá chính khi dạy từ vựng.
– Meaning: Lúc dạy cần cố gắng sử dụng hình ảnh, đặt câu hỏi để trẻ hiểu nghĩa của từ (meaning)
– Pronunciation: Luôn có hoạt động luyện nghe các từ mới ở tốc độ tự nhiên, luyện đọc, đọc to đồng thanh, đọc cá nhân, đọc lặp lại theo giáo viên, chơi trò chơi yêu cầu các bé nói to từ mới để bé nắm vững phát âm (pronunciation)
– Form: Luôn có các hoạt động giúp trẻ nhận biết mặt chữ và viết chữ. Ví dụ như hoạt động tập viết, sắp xếp chữ, nối chữ với hình, để đảm bảo bé nhớ cách thức viết của từ (form)
Có rất nhiều trò chơi từ vựng cho trẻ tập trung vào P-Pronunciation (phát âm) nhưng không giúp trẻ luyện tập Meaning và Form. Hãy lấy ví dụ với trò kinh điển – Slap the board.
Version 1: Giáo viên VIẾT các từ vựng lên bảng theo các vị trí ngẫu nhiên, lớp xếp thành 2 hàng. Giáo viên đọc to từ nào thì học viên cầm cây đập ruồi đập CHỮ VIẾT của từ đó trên bảng. —> Version này chỉ giúp học viên recognize – nhận ra phát âm của từ (do giáo viên nói) và nhận ra mặt chữ của từ (đập vào chữ tương ứng) -> (Pronunciation + Form ở mức độ recognize)
Chỉ với 2 version của 1 hoạt động thôi, chỉ cần làm khác đi 1 chút thôi sẽ không giúp trẻ luyện tập một trong 3 khía cạnh MFP của từ. Vậy nên khi lựa chọn hoặc sáng tạo hoạt động từ vựng, các thầy cô nhớ cân nhắc xem nếu chơi trò này xong, trẻ có hiểu rõ hơn nghĩa của từ không (meaning), có được nói to từ đó ra để luyện phát âm hay không (pronunciation), có viết xuống để luyện chính tả của từ hay không (form).
Đọc bài này xong các thầy cô hãy kiểm tra lại xem đó giờ mấy trò chơi – hoạt động lớp học mình hay cho chơi để dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ nhỏ, đủ cover hết M-F-P chưa, và ở mức độ nào, từ đó mình sắp xếp các hoạt động đan xen bổ trợ nhau cho hợp lý.
Chia sẻ từ Thạc sĩ Lê Trần Ngọc Thảo – Edith Cowan University, Úc