KEEP CALM IN THE STORM – Bình an với sự nổi loạn của học trò
“Làm sao khi các bé nghịch, trèo cửa sổ, đánh nhau, không tập trung học?”
Bài viết hôm nay, Mr. Bách sẽ chia sẻ đến mọi người các bài viết hay về cách người thầy gìn giữ được hòa bình trong lớp bằng bình an và trí tuệ. Tri thức rất rộng, một mình Mr. Bách không thể nào chia sẻ đến tất cả chúng ta mọi góc nhìn, do đó, bài này Mr. Bách sẽ chỉ ghi các ý chính, kèm theo là link các post rất hay, ý nghĩa của các thầy cô tại Simple English để các bạn có thêm input nhé.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu 1 điều rằng: không có trật tự nào được hình thành nếu không có luật lệ. Do đó, bước số 1 để tạo ra kỷ luật cho bất kỳ lớp học nào đó chính là PHẢI CÓ RULES!
Như trong bài viết trước đã chia sẻ: “Việc đưa lớp học vào khuôn phép kỷ luật (discipline) phải được thực hiện ngay từ NGÀY ĐẦU TIÊN và phải được DUY TRÌ SUỐT KHÓA HỌC”
Đọc thêm bài về kỷ luật trong lớp học!
Tiếp theo, để áp dụng rules thành công, chúng ta cần hiểu các nguyên nhân làm lớp học náo loạn, học trò không nghe lời, nghịch phá,… Biết gốc rễ sẽ giải quyết được triệt để vấn đề:
1. Về phía thầy cô
– Giáo viên không đưa ra rules/đưa rules không hợp lý, không áp dụng triệt để -> đọc bài trên
– Giáo viên có năng lượng thấp, không hết lòng với lớp, với việc giảng dạy, điều này sẽ khiến học trò cảm thấy không được quan tâm, thấy lạc lõng, dẫn đến nghịch phá, ồn ào.
– Giáo viên không nhạy cảm với cảm xúc của học trò, chỉ tập trung dạy
Bài viết về động lực cho giáo viên: Hành trang của một nhà giáo
2. Về phía học trò
Các bé đánh nhau, nói trống không, không nghe lời,… tất cả đều là phản ánh của:
– Cảm xúc lạc lõng, cô đơn, không được yêu thương
– Cách cư xử, lời ăn tiếng nói của cha mẹ, người thân
– Cách sống, sinh hoạt của gia đình
– Thiếu hiểu biết về cảm xúc của bản thân, không biết mình đang cảm thấy thế nào và cách giải quyết ra sao
Đọc thêm về tâm lý trẻ em:
Con là tấm gương phản chiếu của bố mẹ
Bạn chọn gieo hạt đồng cảm hay vô cảm cho con?
Cuối cùng, các action chúng ta có thể thực hiện để lập lại trật tự lớp học khi lớp đang “làm loạn”:
– TA và giáo viên thống nhất ngưng toàn bộ hoạt động học của lớp bằng một câu nói to, rõ, uy lực, dứt khoát mạnh mẽ, kèm theo vỗ tay/vỗ bảng để tạo sự chú ý: “EVERYONE! STOP RIGHT NOW! And sit down!”. Việc này giúp chúng ta “cắt” trạng thái cảm xúc cao, bước đầu tạo sự yên tĩnh và “trọng lượng” cho không khí lớp học.
– Nếu vẫn còn các bé không nghe lời, chạy nhảy, tạm thời đừng tập trung nhiều vào các bé đó, chỉ để mắt đảm bảo an toàn cho các bé thôi, không chạy theo, không năn nỉ, hướng năng lượng của mình vào các bé đang ngồi yên.
– Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn, nắm tay nhau, và bắt đầu dạy cho các bé bài học đạo đức phù hợp. Các bài học này nếu cần thiết sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi thấm mới thôi.
Đánh nhau – dạy về giải quyết xung đột
Làm hư đồ đạc – dạy về gìn giữ lớp học
Chọc phá bạn – dạy về cảm xúc & yêu thương, hòa ái
Không nghe lời – dạy về lắng nghe, trách nhiệm bản thân
Nói trống không – dạy về ái ngữ, lời dễ thương
Không tập trung học – dạy về định tâm, tĩnh lặng
– Với các bé “ngoài vòng pháp luật”, GV hoặc TA sẽ dẫn các bé ra nói chuyện riêng, lắng nghe để hiểu cảm xúc, với các bé này cần thời gian và kiên nhẫn, chúng ta sẽ bàn đến trong bài viết sau nhé.
– Trong lúc này, GV tuyệt đối không được nổi giận, vì sự giận dữ, dù GV không thể hiện ra, vẫn sẽ lan tỏa rất nhanh đến học trò, khiến các bé “co lại” một cách tiềm thức, rơi vào trạng thái phỏng thủ và tìm cách đối phó
– Chúng ta được phép sử dụng giọng nói lớn để tạo ra “uy”, ngắt hết các hành vi chống đối tạm thời. Tuy nhiên, đây phải là lớn tiếng trong bình an, lớn tiếng hoàn toàn do chúng ta chọn lựa, và ngay sau đó chúng ta có thể quay lại nói chuyện một cách nhẹ nhàng, yêu thương, chứ không lớn tiếng để lan tỏa năng lượng giận dữ ra nhé.
Xem thêm >> Làm Thế Nào Để Bài Giảng Thêm Thu Hút Mỗi Khi Đứng Lớp?
– Chúng ta cũng có thể đưa ra 1 số hình phạt cho cả lớp ngày hôm đó như không hát, không trò chơi, không sticker,… để thể hiện rõ cho các bé thấy mình phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Đó là những chia sẻ của Mr. Bách về kinh nghiệm quản lý lớp học. Các bạn còn thắc mắc nào, cứ comment nhé, chúng ta sẽ cùng chia sẻ input và học tập lẫn nhau nha.
Chúc tất cả chúng ta luôn bình an và bình tĩnh để quản lý lớp học thật tốt nhé!