“Nhờ mọi người tư vấn thêm lớp tiểu học mình được quản lý giao cho dạy. Nghe quản lý nói đã thay 2 đời giáo viên lớp đó. Lớp rất nghịch, có 1 số em học sinh “cá biệt”. Cô giáo trước đứng lớp dạy các em không sợ. Mất trật tự cho ra ngoài các em còn nhơn nhơn thái độ. Lớp ở độ tuổi 9-10”
Chia sẻ với các bạn cái nhìn về các học sinh mà chúng ta vẫn hay gọi là “cá biệt” nha.
Contents
1. Cần có mindset đúng
Thực ra, những lớp/học sinh bị dán nhãn là “cá biệt” không hề ghê gớm như chúng ta vẫn nghĩ. Các con cũng như các bạn, cũng thích niềm vui, thích được yêu thương, thích được phát triển, được tìm tòi cái mới. Chẳng qua những hành động và thông điệp của các con không được người lớn hiểu đúng, nên chúng ta vô hình chung xem các con là hư, là khó dạy.
Bước đầu tiên để chuyển hóa được lớp là chúng ta phải bỏ ngay khái niệm “cá biệt” từ trước khi bước vào lớp, và sẵn sàng tâm yêu thương, để năng lượng chúng ta tỏa ra là an toàn cho các con. Vì đó chỉ là cái mác mà chúng ta đã dán nhãn cho các con mà thôi. Thay vì vậy, chúng ta cứ nhìn nhận các con như đúng bản chất mà các con thể hiện, không phán xét.
Chắc hẳn ngày đầu bước vào lớp chúng ta sẽ bị các con xì xầm “Ê cô mới kìa!”, “Không thích cô đâu!” blah blah blah. Nhưng chúng ta vẫn sẽ bình an, mỉm cười và yêu thương các con. Vì khi đón nhận một điều gì đó mới ai cũng cần có thời gian cả.
2. Không cần thưởng phạt, hãy lắng nghe
Mọi hình thức thưởng phạt chỉ mang tính chất “dụ khị” nhất thời (temporary), nên chúng ta đừng lệ thuộc vào những cách này lâu nhé, các con sẽ quen chiêu hết đấy!
Chìa khóa vàng cho trường hợp này đó là sự lắng nghe, bạn có thể đọc thêm về kỹ năng Bonding, Loving and Discipline nhé!
Có hiểu thì mới có thương. Bước đầu tiên để chúng ta tiến gần đến với các con hơn đó chính là lắng nghe các con. Để hiểu được những suy nghĩ, mong muốn và nguyện vọng của các con, từ đó mình sẽ thông cảm và yêu thương các con hơn.
Xem thêm >> Làm Sao Để Dạy Ngữ Pháp Thú Vị Hơn?
3. Mỗi phản ứng là một thông điệp
Các hành động, câu nói của các con đều có một thông điệp phía sau. Các con còn rất non nớt nên chưa biết cách truyền tải những thông điệp này theo kiểu “người lớn” (mà nói cho ngay thì có khi chúng ta còn không biết cách giao tiếp cảm xúc của mình ra nữa chứ đừng nói các con!), nên chúng ta cần yêu thương, giao tiếp 1-1 để hiểu về các con nhé.
Cách làm:
– Gọi 1 bé mà bạn thấy cần giao tiếp nhiều nhất lại cuối giờ
– Tạo không khí an toàn qua nụ cười là tốt nhất
– Hỏi chuyện con thân mật, hỏi loanh quanh chuyện nhà, hỏi chuyện đi học trong trường,… đến khi thấy con thoải mái thì hỏi vào cảm xúc của con trong buổi học hôm nay
– Khi đã hiểu câu chuyện, nếu được hãy ôm hoặc nắm tay cảm ơn con
– Cùng con đưa ra thỏa thuận để con cư xử dễ thương hơn trong lớp
– Kèm theo chia sẻ là những nguồn input các bạn nên đọc để có niềm tin đúng đắn:
https://www.youtube.com/watch?v=q34Tg6pwlTA
– Bộ phim Taare Zameen Par (Cậu bé đặc biệt) với đạo diễn và diễn viên chính cũng là anh chàng main trong phim 3 Idiots (3 chàng ngốc). Phim kể về cậu bé thiên tài nghệ thuật nhưng lại bị xem là trẻ tự kỷ, ngu dốt. Cho tới khi gặp thầy giáo main trong phim giúp cậu khai phá tiềm năng của mình.
Xem qua bài hát trích trong phim với vietsub: https://www.youtube.com/watch?v=x1nSbijLusc
– Sách/phim Freedom Writters (tựa sách tiếng Việt: Viết lên tự do). Phim kể về hành trình cảm hóa các học sinh “cá biệt” trong giai đoạn phân biệt màu da gay gắt ở Mỹ từ một cô giáo trẻ. True story!
Link phim: http://vkool.net/watch/nhung-nha-van-tu-do-1265868.html
Điểm chung của 2 người giáo viên thành công trong phim (1 thực 1 ảo) đều nhờ sự yêu thương, lòng kiên nhẫn và luôn tin vào sự tốt đẹp, hướng thiện ở mỗi đứa trẻ, học trò của họ.
Xem thêm >> Những Nguyên Tắc Để Viết Bảng Hiệu Quả
Chúng ta hoàn toàn không thể dùng bạo lực để đàn áp bạo lực được.
– Nhắc tới bạo lực, đây là một video khóa học dài 3h nhưng vô cùng bổ ích. Các bạn có thể đúc kết qua đó những bài học để có thể áp dụng thực tiễn. Không chỉ đối với các bạn học trò “đối tượng” hiện tại mà còn tất cả các mối quan hệ xung quanh mình https:/ /www.youtube.com/watch?v=q34Tg6pwlTA