Bài viết trước, chúng ta đã cùng bàn đến những bước để set-up một không gian dạy học Online ngay tại nhà. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm các bước để tạo cảm hứng và mang lại nhiều hiệu quả giờ học tiếng Anh Online.
Contents
7. Tạo quy trình trong lớp học
Hãy tạo quy trình trong lớp học một cách bài bản nhất có thể. Vì điều này sẽ tạo được cảm giác an toàn trong môi trường học tập của học viên và giúp các thầy cô có thể đưa ra được những chỉ dẫn nhanh và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu với hoạt động Warm-up dành cho tất cả học viên (Một trò chơi, một vài câu hỏi thảo luận lấy học sinh làm trung tâm..), sau đó bạn đi vào phần nội dung chính của bài học và xem lại các bài tập về nhà, bài tập trong dự án. Ngoài ra, các thầy cô cũng nên xen kẽ việc học với những classroom activities để giờ học thêm sinh động, hoặc có break time nho nhỏ để học trò được chia sẻ thêm ý kiến của mình.
8. Chỉ dẫn trong giờ học
Khi dạy học Online, bạn có thể tương tác với học trò bằng cách trò chuyện và viết. Bạn có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học trò qua phần chat và hỏi từng cá nhân nếu học trò vẫn chưa hiểu rõ phần nào. Không giống như lớp học offline, tất cả các học sinh đều có thể làm việc này cùng một lúc – vì thế bạn có thể kiểm tra được lớp học đang đi đúng hướng hay không.
Tùy vào nền tảng đang sử dụng mà các thầy cô có thể linh hoạt hơn trong việc chia sẻ tài liệu, chia sẻ slides hoặc tạo các game giải câu đố để tăng thêm phần tương tác trong giờ học.
9. Quản lý lớp học
Các lớp học Online có thể sẽ dễ dàng quản lý hơn lớp học offline. Thầy cô sẽ không bị gián đoạn bởi những lời xì xào ngay cuối lớp, học sinh chuyền giấy cho nhau trong giờ học. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị gián đoạn nếu học trò bật micro trong lúc bạn đang nói – hoặc chúng có thể chat với nhau, bị phân tâm bởi những nội dung Online khác không liên quan.
Tốt hơn hết giáo viên hãy yêu cầu học sinh mute âm thanh trong lúc giờ học đang diễn ra và yêu cầu đóng tất cả các cửa sổ khác trên máy tính để tập trung vào giờ học. Một số nền tảng cũng giúp bạn tắt tiếng của người tham gia – điều này sẽ giúp cho bài giảng của bạn được trơn tru và tránh bị nhiễu tiếng ồn không cần thiết. Nhưng thầy cô cũng nên nhớ cho học viên biết lý do tại sao bạn lại làm điều này, để học sinh không cảm thấy đang bị buộc im lặng, và thầy cô cũng có thể cho học trò biết rằng họ có thể đặt câu hỏi và thắc mắc trong phần chat để họ cảm thấy thoải mái và hỗ trợ trong giờ học.
10. Thảo luận trong giờ học
Trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo nên kết hợp nhiều hoạt động để giờ học thêm cuốn hút. Nhiều nền tảng cho phép giáo viên xếp học sinh theo nhóm hoặc cặp để thảo luận cùng nhau trong các phòng được chỉ định. Là giáo viên, bạn có thể vào các phòng này để theo dõi tiến độ và đưa ra phản hồi giống như bạn đang làm với các lớp học thông thường
Google Doc, Etherpad và Dropbox Paper cho phép người học có thể thảo luận viết cùng nhau.
Thầy cô cũng có thể tận dụng webcam để tương tác. Flipgrid, là một ví dụ, cho phép học trò ghi hình và chia sẻ video của mình, điều này rất tốt để làm các buổi thuyết trình Online.
11. Kiểm tra và đánh giá tiến độ
Cũng giống như bất kỳ lớp học thông thường nào, bạn sẽ luôn cần theo dõi tiến độ học tập của học viên – cả trong lớp và trong suốt khóa học.
Bạn có thể yêu cầu học viên thuyết trình bằng cách sử dụng webcam của mình, làm bài kiểm tra bằng cách điền form và viết luận. Bạn cũng có thể kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua các phần mềm trắc nghiệm vui nhộn như Kahoot, hoặc bài kiểm tra kiến thức nghiêm túc như Typeform’s test maker.
Bài viết được dịch và biên tập từ https://www.cambridgeenglish.org/
https://www.cambridgeenglish.org/blog/12-tips-for-teaching-an-online-english-class/