Các bạn ơi, trong bài viết hôm nay, Mr. Bách sẽ chia sẻ đến mọi người kinh nghiệm chọn giáo trình, cũng như cách “xào nấu” giáo trình cho phù hợp với nhu cầu & mục đích giảng dạy của mình.
Hiện tại ngoài thị trường cũng như trên mạng, các bạn giáo viên chúng ta dễ dàng thấy có rất rất nhiều các loại giáo trình, Course books, Textbooks khác nhau. Từ SGK của Bộ giáo dục, sách của các tác giả Việt Nam, thậm chí các nhà xuất bản lớn như Pearson, MacMillan, C-Engage… cũng có hàng tá các chương trình khác nhau.
Vậy câu hỏi lớn đặt ra là chọn giáo trình nào đây???
Một số tips Mr. Bách thấy rất hữu dụng khi lựa chọn giáo trình cho mình:
– Để chọn được giáo trình phù hợp, điều đầu tiên các bạn cần xác định rõ đó chính là OUTCOME CỦA KHÓA HỌC.
Khóa học bạn làm ra để đạt mục đích gì?
- Luyện thi tốt nghiệp/đại học? => Lấy sách luyện thi, giải đề
- Luyện thi IELTS/TOEIC/Cambridge? => Lấy các bộ luyện thi nổi tiếng (Cambridge Tests, Tomato TOEIC, Longman IELTS,…)
- Luyện phát âm? =>Tìm các chương trình chuyên về phát âm/ngữ điệu (American Accent Workshop, Practice Paradise, Jolly Phonics, Oxford Phonics World,…)
- Luyện 4 kỹ năng/dạy theo trung tâm? => Lấy chương trình của các nhà xuất bản lớn hoặc dùng giáo trình do trung tâm đưa
– ĐỪNG LỆ THUỘC vào chỉ 1 giáo trình. Sách luôn luôn được thiết kế để trở nên “obsolete” (lỗi thời) cực kỳ nhanh chóng, ấn bản mới nhất của Giáo trình TedTalk liên kết với National Geographic cũng không thể nào nhanh bằng các kênh Youtube => Luôn tìm tòi các giáo trình khác nhau TRÊN MẠNG, lọc lấy phần hay nhất của mỗi giáo trình, rồi ghép lại.
Giáo trình của bạn sẽ THAY ĐỔI LIÊN TỤC: năm nay giáo trình luyện nghe của bạn rất hay, không gặp vấn đề gì cả, nhưng sang năm, học viên có nhu cầu được nói, thế là bạn phải tìm tòi để thêm vào. No change, no improvement!
NGHIÊN CỨU, THỨ VÀ SAI. Làm sao để biết 1 giáo trình có phù hợp với lớp của mình hay không? Một trong những cách rất tốt đó là lên mạng đọc review của những người đã dùng rồi. Hai là đem về…xài thử (dù có hơi liều)
Chúc tất cả chúng ta có những bài học thật, thật ý nghĩa!
Chia sẻ từ Thạc sĩ Cao Bách – ĐH Corcondia, Hoa Kỳ