Vào năm 2014, sau một thời gian tự dạy tiếng Anh ở nhà, Mr. Bách được nhận vào làm trợ giảng ở ILA. Dù đã có chút ít kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho mấy đứa nhóc ở nhà, nhưng khi bước vào môi trường chuyên nghiệp của một trung tâm lớn, Mr. Bách bị ngộp hoàn toàn. Chưa kịp thích nghi là phải nhận lớp liên tục, xoay vòng chóng mặt luôn!
Kết quả là chỉ sau 1-2 tháng, các lớp Mr. Bách chịu trách nhiệm học trò drop thê thảm! Có lớp nghỉ 80% chỉ còn 2 học viên từ 10 bạn ban đầu!!! Đây là khoảng thời gian Mr. Bách rất đau khổ và căng thẳng, có khi còn cắn răng nghĩ hay trời không sinh mình ra để đi dạy? Mình thích lắm mà?
Nhưng được cái bản tính lì lợm, buồn thì buồn chứ Mr. Bách nhất quyết không bỏ cuộc, vẫn năn nỉ chị quản lý cho em nhận lớp, rồi mày mò đi hỏi các bạn trợ giảng giỏi, hỏi giáo viên, thậm chí Academic Manager người nước ngoài, không ai dám bắt chuyện mà Mr. Bách thấy là bay lại nắm đầu hỏi nát luôn!
Sau hơn nửa năm kiên trì, cuối cùng, các lớp của Mr. Bách gần như là không còn ai drop nữa, tỉ lệ học lại luôn từ 70-80% trở lên.
Vậy làm sao để sau khi kết thúc khóa học, học trò của chúng ta vẫn hạnh phúc, vẫn yêu thích việc học, vẫn đến lớp đều đặn? Mr. Bách đúc kết được 2 yếu tố sau:
1. Về bản thân giáo viên
Chúng ta phải biết được các tính chất của một lớp học tốt & nỗ lực tạo ra những tính chất này trong quá trình giảng dạy:
– Bài học diễn ra trôi chảy: học viên đến lớp để học, nên điều kiện đầu tiên của một lớp học tốt là bài giảng phải suôn sẻ, không bị ngập ngừng, GV không bị khớp. Để làm được điều này, chúng ta cần có kinh nghiệm thu thập trong quá trình làm việc, kết hợp soạn bài kỹ ở nhà, luyện phát âm cho chuẩn, có quy trình giảng dạy rõ ràng.
Đọc thêm về các quy trình giảng dạy tại đây!
– Không khí các buổi học luôn tích cực: khi thầy cô bước vào lớp và tỏa ra niềm vui, cảm xúc sẽ “lây lan” từ người dạy xuống người học, giúp học viên cảm nhận được năng lượng từ việc đứng lớp của thầy cô, từ đó thấy hào hứng theo
Đọc thêm về cách tạo ra năng lượng tích cực ở đây!
– Học viên thỏa mãn: dù ở độ tuổi nào đi nữa, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi được phát triển (grow), và học viên thấy được phát triển khi mỗi ngày đến lớp đều có kiến thức mới. Không cứ nhất thiết phải là kiến thức chán òm từ sách vở, mà là những trải nghiệm từ thực tế, những câu chuyện ý nghĩa của thầy cô: cuộc sống, sức khỏe, kỹ năng mềm, tình hình thế giới, tài chính, tâm hồn,…
– Kết nối (bonding) của lớp với nhau và với GV rất tốt: học trò sẽ thích đi học (và GV thích đi dạy) khi lớp học là một cộng đồng (peer group) tích cực, có sự gắn kết chia sẻ sâu sắc, được yêu thương. Mỗi khi có vấn đề gì học trò đều có thể chia sẻ với bạn bè, thầy cô để được giải đáp. Thầy cô chúng ta phải là người đầu tư công sức và năng lượng để nuôi dưỡng một lớp học có sự gắn kết
– Kỷ luật lớp chắc chắn: lớp học có rules, thưởng phạt rõ ràng, không bị lờn/lầy
Đọc thêm về yêu thương và kỷ luật lớp học ở đây!
2. Về học viên
Giáo viên chũng ta nên hiểu được thông điệp đằng sau các lý do học viên nghỉ để có thể chia sẻ, cho kiến thức đúng nhé!
Học viên nói: “Thầy/cô ơi, em thấy mất động lực học, chán nản, đuối”
Tức là:
– Lớp học quá dễ, không học được cái mới hoặc lớp học quá khó, không theo kịp. GV cần điều chỉnh bài học và tốc độ giảng để phù hợp với học trò. Bạn nào giỏi cho task khó, nhờ giúp đỡ các bạn khác, bạn nào yếu cho học ít lại, repetition nhiều lên
– Học tiếng Anh mãi, không được thêm kiến thức mới về cuộc sống/phát triển bản thân, không được thầy cô feedback chân thật
– Không hòa nhập được với lớp, thấy cô đơn. GV cần tổ hức các hoạt động kết nối như ngồi nói chuyện vòng tròn, thiền trà chia sẻ,… để đem lớp lại gần nhau hơn
Học viên nói: “Dạ em đang bị chuyện gia đình/nhiều công việc chi phối quá ạ”
Tức là:
– Không biết mục tiêu là gì, không rõ goal khi đi học, có thể do đi học theo xu hướng, hoặc do ba mẹ ép.
– Bị chia trí do ôm đồm quá nhiều, đi học thêm, học chính quy, thi cử,…
– Stress các vấn đề cuộc sống (gia đình ngăn cản, tình yêu, đi học, xin việc,…)
Đối với các trường hợp này, có thể chúng ta sẽ nghĩ là “ngoài tầm kiểm soát”, nhưng thực ra vẫn có giải pháp nếu chúng ta nỗ lực. GV cần giao tiếp sâu sắc để hiểu học trò, từ đó chúng ta sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Đôi lúc chỉ cần một lời khuyên nhủ đúng lúc của chúng ta cũng đủ để xoay chuyển cảm xúc của học trò đấy.
Học viên nói: “Dạ em thấy phương pháp/giáo viên không phù hợp”
Tức là:
– Không hiểu lợi ích, lý do của phương pháp học nhưng ngại hỏi. Trường hợp này đòi hỏi GV phải có năng lực quan sát & nhạy cảm với biểu hiện của học trò. Một cái nhăn mặt, một bàn tay gãi đầu hay một lần quay đầu hỏi lén bạn kế bên là đủ để GV lưu ý, lại gần và hỏi lại xem học trò đã hiểu chưa để giải thích lại.
Xem thêm >> 7 Trang Web Phù Hợp Dạy Tiếng Anh Online
– Bị trigger cảm xúc với GV mà không xả được. Có rất nhiều lý do học trò có cảm xúc tiêu cực với thầy cô, Mr. Bách sẽ chia sẻ kỹ hơn trong bài viết sau nhé. Trong bài này, Mr. Bách chỉ gói gọn giải pháp là phải giao tiếp sâu sắc, để cho học viên giải tỏa (release) được cảm xúc tiêu cực với mình, thì mới giữ được hòa khí trong lớp nhé.
Qua những chia sẻ trên, Mr. Bách mong rằng các thầy cô chúng ta sẽ hiểu thêm về học viên của mình, đồng thời có thêm kỹ năng để tạo nên những buổi học thật chất lượng cho học trò nhé!
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT TẠI ĐÂY!