Làm sao để tạo không khí lớp học sôi động? Đó ắt hẳn là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên luôn trăn trở. Giáo viên cũng như học viên, rất sợ và chán nản khi tham gia vào những lớp học mà không khí không được thân thiện, gắn kết, và đầy năng lượng. Giáo viên sẽ có cảm giác mình các phương pháp giảng dạy của mình không sâu sắc, kỹ năng đứng lớp không tốt nên chưa tạo được sự kết nối giữa các bạn với nhau, dần dà không còn động lực giảng dạy. Còn học viên khi đi học cũng sẽ dễ thấy chán nản, dễ bỏ cuộc vì đi học sao mà lớp học buồn chán, và nặng nề quá.
Giải quyết vấn đề này cũng không phải đơn giản, vì tính cách của mỗi giáo viên và học viên đều rất đa dạng. Một vài giáo viên từ lâu đã sở hữu một tính cách trầm lắng, không quen với việc hoạt náo, và giao tiếp sâu sắc. Còn học viên sẽ có những trường hợp các bạn có xu hướng sống nội tâm, hướng nội, và không quen với việc giao tiếp một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, việc tạo nên sự gắn bó, tương tác giữa các học viên là điều nên làm, nếu muốn có một buổi dạy thú vị và một khóa học hiệu quả. Sau đây là những khía cạnh mà Mr. Vũ muốn chia sẻ với các bạn để phần nào đó tạo nên không khí lớp học sôi động.
Giáo viên
Bản thân giáo viên chính là “thủ lĩnh” của mỗi lớp học. Nếu chúng ta không khuấy động lớp học, không tự tạo ra một không khí vui vẻ, thúc đẩy xây dựng mối liên kết giữa các bạn thì khả năng cao buổi học sẽ rất nhàm chán. Do đó, bên cạnh giữ hình tượng của một giáo viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo các bạn vẫn tôn trọng và nghe lời mình, chúng ta cũng nên cởi mở và gần gũi hơn với các bạn bằng cách:
- Chủ động chia sẻ những trải nghiệm, những câu chuyện của bản thân đến với học viên.
- Thỉnh thoảng, tham gia vào các hoạt động chơi trò chơi trong lớp cùng các bạn.
- Thường xuyên sử dựng ái ngữ để nhận xét.
- Nói giảm, nói tránh khi học viên mắc lỗi.
- Cập nhật những xu hướng đang nổi trên mạng để có thể bắt chuyện cùng với học viên.
- Cập nhật các phương pháp giảng dạy mới để tránh sự nhàm chán.
Những hoạt động tuy nhỏ nhặt như vậy nhưng chúng góp phần rất lớn khiến các bạn cảm thấy thoải mái khi đến lớp. Và sự thoải mái đó là những bước đầu tiên để lớp học có thể càng ngày càng trở nên sôi động và gắn kết hơn một cách tự nhiên.
Xem thêm >> học phí TESOL bao nhiêu?
Hoạt động trong lớp
Bên cạnh việc quản lý lớp học một cách tinh tế, giáo viên chúng ta nên chuẩn bị trước những hoạt động lồng ghép nội dung học tập và tăng thời gian tương tác giữa các bạn với nhau. Những hoạt động này cần ưu tiên lấy học viên làm tâm điểm, nghĩa là giáo viên chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn và đốc thúc các bạn, còn thời gian lớn sẽ cho các bạn giao tiếp. Giáo viên có thể áp dụng:
- Các hoạt động warm-up đầu giờ và game activities (Các bạn có thể tham khảo thêm tại kênh của Mr. Bách: https://youtu.be/cvyxe4a_AA0
- Các hoạt động chia sẻ, thảo luận nhóm
- Các hoạt động thuyết trình, nghiên cứu
- Cho điểm theo nhóm để tăng sự hợp tác
- Áp dụng phim, video, nhạc, vào trong giảng dạy
- Trưng bày các sản phẩm nhóm của học viên
Thông qua những hoạt động này, kết hợp với sự thân thiện của giáo viên, các bạn học viên sẽ chủ động và thoải mái hơn trong việc giao lưu và kết bạn với những thành viên khác trong lớp.
Hoạt động ngoài lớp
Cuối cùng, để học viên có thể gắn kết hơn nữa khi tham gia vào lớp, các hoạt động ngoài lớp học cũng sẽ thúc đẩy được sự tương tác của học viên, tạo nên sự gắn bó cần thiết trong một lớp học thú vị. Tuy nhiên, những hoạt động ngoài lớp này là không bắt buộc nên thầy khuyên rằng nên cân nhắc khi thêm vào trong bài tập về nhà. Sau 6 – 8 buổi thì có một bài tập dạng như vậy sẽ hữu ích hơn. Giáo viên có thể áp dụng:
- Tạo các hoạt động nghiên cứu nhóm để thuyết trình trước lớp.
- Học viên cùng quay video ngắn liên quan đến nội dung bài học (thuyết trình, phỏng vấn, đối thoại, …).
- Khuyến khích các bạn cùng đăng ký tham gia các buổi workshop hoặc lớp phương pháp vào cuối tuần.
- Tổ chức các buổi đi chơi hoặc học nhóm vào cuối tuần.
Trên đây là một vài những hoạt động mà thầy thường áp dụng để xây dựng sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp học nhằm tạo ra không khí sôi động trong lớp học. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp được ít nhiều các bạn trong việc quản lý lớp.
Xem thêm >> Vì sao phải có chứng chỉ TESOL?
Chia sẻ từ Thạc sĩ Lương Anh Vũ – IELTS 8.0