Những kỹ năng để trở thành trợ giảng tiếng Anh giỏi

Trên con đường trở thành giáo viên tiếng Anh, chắc chắn rất nhiều bạn trong chúng ta sẽ bắt đầu với vị trí Teaching Assistant (TA – Trợ giảng).

Đây là bước khởi đầu rất tốt. Trong vai trò trợ giảng tiếng Anh, chúng ta sẽ được rất nhiều lợi ích:

  • Có rất nhiều cơ hội trực tiếp quan sát giáo viên đứng lớp, học tập kỹ năng giảng dạy
  • Tận tay tham gia và điều phối lớp học
  • Được tiếp xúc với học viên & phụ huynh, gần gũi, hiểu tâm lý học viên.
  • Thời gian làm việc linh hoạt.
  • Có lương (25-50k/h tùy trung tâm)
  • Cơ hội việc làm gần như không bao giờ hết. Các trung tâm tiếng Anh hầu như tuyển TA liên tục.

Trong bài viết hôm nay, TESOL – Simple Education sẽ chia sẻ đến các bạn những kỹ năng và mindset cần có để trở thành một trợ giảng giỏi, chuyên nghiệp. Từ đó, chúng ta sẽ tự tin hơn để bước lên làm giáo viên chính thức.

Đầu tiên là Mindset – tâm thế chúng ta cần có để thành công trong công việc trợ giảng:

Trợ giảng tiếng Anh là công việc quan trọng

Rất nhiều bạn nghĩ trợ giảng chỉ đơn thuần là in tài liệu đem vô lớp cho giáo viên, hoặc đón và trả học viên,… nên không cần bỏ sức nhiều. Đây là suy nghĩ chưa đúng, và chúng ta sẽ khó thành công với cách nghĩ này.

Bạn phải biết rằng: Trợ giảng cũng là công việc có trách nhiệm rất lớn.

Bạn luôn là người theo sát với học trò, hiểu tâm lý, điểm mạnh yếu của từng bạn. Bạn cũng là cầu nối giữa phụ huynh và trung tâm/nhà trường. Đồng thời, bạn phải rèn luyện khả năng giảng dạy không ngừng để sẵn sàng hỗ trợ hoặc thể thay thế khi không có GV.

 

Trợ giảng tiếng Anh cũng cần phải có phong thái chuyên nghiệp

Khi bước vào lớp học, dù bạn là GV hay TA thì đều phải chuyên nghiệp.Từ kỹ năng tiếng Anh phải đặt mức khá (lý tưởng là IELTS 6.0), ăn mặc chỉnh tề, tác phong, cách ăn nói và cư xử, và cũng không hề thiếu sự tận tụy với học trò của mình

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại Wallstreet English. Trợ giảng ở đây gọi là Tutor, và phong thái cực kỳ chuyên nghiệp.

Trợ giảng tiếng Anh luôn không ngừng phát triển bản thân

Chúng ta không chỉ đến lớp, canh lớp, rồi về. Cho dù bạn có muốn trở thành giáo viên chính hay không, chúng ta phải liên tục học tập chuyên môn. Đó là kỹ năng đứng lớp, lý thuyết về hấp thụ ngôn ngữ, tâm lý học trò,… Vì bạn cũng là người đem đến cho học trò những buổi học chất lượng nhất.

Xem ngay   Cách soạn lesson plan dựa vào coursebook

Tiếp theo là những TASKS của trợ giảng tiếng Anh và SKILLS cần có để hoàn thành xuất sắc các tasks này.

Trước khi đi vào chi tiết, bạn cần nhớ 1 điều cực kỳ quan trọng: Trong lớp học, giáo viên (GV) và trợ giảng (TA) như một cặp đôi ăn ý. Cả 2 phải hỗ trợ nhau hết lòng và hiểu nhau để tạo nên những buổi học thật hiệu quả. TA và GV phải luôn giao tiếp, hiểu nhau và phối hợp chặt chẽ xuyên suốt lớp học.

Boost cảm xúc và điều động lớp

Trong lớp, khi GV cho học viên tham gia hoạt động, sẽ có nhiều lúc học viên chưa hiểu, làm chưa đúng, không khí bị trầm hoặc có 1-2 bạn không chịu tham gia. Đây là lúc TA cần lập tức can thiệp và hỗ trợ GV.

Ai chưa hiểu hoặc làm chưa đúng hướng dẫn của GV, TA sẽ làm mẫu lại

Không khí của lớp xìu, TA sẽ cùng GV hô lớn, kêu gọi học viên tham gia

Có bạn không tham gia lớp, TA sẽ động viên, đứng kế bên tham gia cùng để tăng tự tin, hoặc ngồi kèm riêng bạn vẫn không chịu tham gia

Giờ ra chơi, TA sẽ thay GV quản lý lớp 100%. Hãy chủ động tổ chức hoạt động cho lớp, vừa vui vừa ý nghĩa.

Xem thêm >> Góc Nhìn Khác Về Học Sinh “Cá Biệt”

Củng cố bài học

Một trong những nhiệm vụ chính của TA là củng cố (reinforce) bài học GV đã dạy. Việc này giúp học trò hiểu thật kỹ, và đặc biệt là kèm cặp bạn nào học chậm. Để làm tốt, TA cần:

  • Hỏi GV xem tuần này, buổi này học những gì, activity, lesson plan là gì, bài tập thế nào để chuẩn bị (nếu được TA soạn luôn homework).
  • Trong buổi học, TA sẽ ở gần các bạn học kém để kèm cặp bạn theo kịp lớp.
  • Khi có bạn mới vào giữa chừng, TA sẽ kèm thêm cho các bạn này.

Gìn giữ kỷ luật

Trong lớp học luôn có luật lệ (class rules), TA và GV phải cùng nhau đảm bảo tất cả học viên đều tham gia lớp học một cách nghiêm túc.

Đôi lúc GV sẽ không thể nào bao quát hết lớp, hoặc lớp quá đông (trên 15 học viên). Lúc này TA sẽ cùng GV phối hợp để quan sát cho hiệu quả.

TA sẽ xác định các bạn ít ngoan (không dùng từ “cá biệt”, đọc tại bài viết này) và lưu ý bạn kỹ. Việc này giúp GV không bị phân tâm, có thể tập trung vào cả lớp và bài học chính.

Khi có học viên khóc, đánh nhau, hay khó chịu bức bối, TA sẽ đưa bạn ra riêng để giải tỏa cảm xúc.

Giao tiếp với học viên/phụ huynh

Ở nhiều trung tâm, GV không phải là người liên hệ trực tiếp với phụ huynh. TA mới là người đại diện của lớp, là người mà phụ huynh tìm đến mỗi khi có thắc mắc, có câu hỏi về tình hình học học tập của học trò.

Xem ngay   Những kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp cần phải có

TA phải có số điện thoại/thông tin liên lạc của phụ huynh/học viên để kết nối liên tục. VD như ILA là bắt TA phải gọi điện báo cáo tình hình học tập hàng tháng.

Đừng xem đây là gánh nặng, mà hãy xem đây là cơ hội để chúng ta đào sâu, thấu hiểu tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Sau này chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích. Bạn sẽ học được cách lắng nghe và điềm tĩnh giải quyết vấn đề. Đây vốn là kỹ năng tất yếu trong mọi lĩnh vực có liên quan đến con người.

Khi liên hệ với học viên/phụ huynh, ngoài việc đơn thuần là thông báo tình hình học tập, chúng ta hãy chủ động hỏi về cảm xúc khi đến lớp, việc tự học ở nhà, việc học trong trường, cuộc sống, có khó khăn gì cần giúp đỡ không,… Chắc chắn các bạn sẽ được nghe rất nhiều tâm sự quí giá. Sẽ giúp ích cho việc cải thiện bản thân lẫn lớp học sao cho hiệu quả.

Đánh giá học viên

Trong quá trình đánh giá năng lực học viên, GV không chỉ dựa vào quan sát của bản thân mà còn cần thông tin của trợ giảng để có đánh giá chính xác nhất.

Ở một số trung tâm, TA là người kiêm luôn nhiệm vụ chấm bài. Nên TA luôn phải ghi nhận quá trình học của học viên, và chủ động nhắn GV lưu ý các bạn có dấu hiệu chậm hơn, những chỗ lớp cần học lại,… Đảm bảo khi các bạn làm bước này, GV sẽ rất quý các bạn luôn.

Đặc biệt khi có GV mới vào, kinh nghiệm và quan sát của các bạn từ trước đến giờ sẽ giúp ích rất nhiều cho GV.

Bonus thêm một số tips cho các bạn

  • Mặc lịch sự, đẹp càng tốt (nhưng dễ di chuyển để chạy theo học trò, đặc biệt là học trò nhỏ tuổi), nhớ có mùi thơm để tạo thiện cảm.
  • Luôn mang khăn giấy trong người (đề phòng học trò khóc, ói, chảy máu cam,…).
  • Nếu là TA cho trẻ em dưới 5 tuổi, luôn mang theo 1 bộ đồ dự phòng để tránh trường hợp xấu nhất.
  • Luôn mang điện thoại trong người, không bỏ trong bóp hoặc trong cặp, để khi văn phòng/phụ huynh liên lạc là mình nghe liền để kịp thời hỗ trợ.
  • Luôn xem bài dạy hôm nay trước khi đến lớp
  • Khi gặp phụ huynh, hãy gọi là anh-chị và xưng mình là thầy cô trợ giảng.
  • Thuộc ít nhất 5-10 bài hát thiếu nhi tiếng Anh đang nổi.
  • Có 2-3 trò chơi để chơi lúc ra chơi.
  • Hay mang kẹo trong người (cho mọi lứa tuổi).
  • Lúc đón học viên, cười và chào cả học viên lẫn phụ huynh, đưa bàn tay hướng cho học viên vào lớp (không chỉ bằng ngón tay)

TESOL – Simple Education hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn TA thành công hơn trong công việc của mình!

Thông tin tác giả

Thầy Lê Cao Bách

Admin - TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.