1. Quan sát và kiểm tra bảng: Ở bước này, bạn phải chắc chắn là mặt bảng sạch, bảng đã được bắt cố định, không rung khi viết. Trước khi trình bày nội dung, giáo viên cần lập dàn ý, dự kiến cách bố trí nội dung trên bảng.
2. Tùy theo việc dạy học từng kỹ năng (Nghe – Nói – Đọc hay Viết) và nội dung bài học mà giáo viên phân chia và viết bảng cho phù hợp.
3. Nếu trong phòng học có lắp sẵn máy chiếu thì trong quá trình dạy học giáo viên nên kết hợp việc trình bày nội dung giữa slideshow và bảng để làm rõ hơn, minh họa đầy đủ hơn nội dung bài học.
4. Khi viết bảng, giáo viên cần tránh đứng song song, đối diện với bảng. Giáo viên đứng cách bảng (khoảng 20cm), và khi viết nên nghiêng sang một góc nhất định tùy theo vị trí và không gian. Khi viết bên trái thì đứng nghiêng bên phải và ngược lại.
5. Cách cầm phấn/bút tương tự như khi viết trên giấy, tuy nhiên, khi viết trên bảng phấn/bút phải hướng xuống dưới sao cho tạo với mặt bảng một góc 45 độ.
6. Nội dung bảng nên tập trung vào các kiến thức trọng tâm, những nội dung mang tính bản lề hoặc tận dụng để hệ thống bài. c.
7. Hình vẽ trên bảng: Nên vẽ phác thảo trước, vẽ hình đơn giản. Đối với hình, sơ đồ phức tạp, giáo viên có thể in ra khổ lớn hoặc sử dụng máy chiếu.
8. Để tránh bỏ sót nội dung, kiến thức, giáo viên giảng đến đâu viết đến đó.
9. Hạn chế viết tắt, trừ trường hợp đã có quy ước trước. Không nên viết tên đề mục quá dài hoặc lan man.
10. Trong quá trình trình bày bảng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Chữ viết, hình vẽ phải rõ ràng đủ để học viên ở các vị trí khác nhau có thể quan sát được.
– Làm nổi bật tên bài và các đề mục: Tên bài ghi chữ in hoặc chữ thường, cỡ chữ to… Đề mục gạch chân, viết đậm, khi đánh đề mục thì mục nhỏ thụt lùi nhiều hơn so với mục lớn.
Xem thêm >> Bí Quyết Tạo Sức Hút Bài Giảng Bằng Cảm Xúc (P.1)
– Các chú thích kiến thức cần ghi nhớ bằng bút khác màu, hoặc những kí hiệu phù hợp.