4 trụ cột trong giáo dục – The 4 Pillars of Learning

“Cách tốt nhất để dạy học tiếng Anh là gì?”

Đây chắc chắn là câu hỏi và cũng là những trăn trở của không ít những giáo viên tiếng Anh.  

Tất nhiên, mỗi người học sẽ có những cách tiếp thu khác nhau. Đối với một số học viên, việc ghi chú lại bài giảng của giáo viên cũng đủ để giúp các em gắn kết và tham gia vào giờ học –  đặc biệt nếu đó là chủ đề mà các em quan tâm. Với một số học viên khác, người học sẽ cần đến cách tiếp cận đa dạng và tích cực để việc tiếp thu kiến thức mang lại nhiều lợi ích hơn. 

Một nhà tâm lý học nhận thức, Stanislas Dehaene, đã mô tả về lý thuyết mà ông gọi là 4 trụ cột trong giáo dục. Bằng cách dựa vào khoa học thần kinh, những trụ cột này đã mô tả một quá trình về cách một người trưởng thành có thể học và lưu giữ thông tin. 

Trụ cột #1: Sự tập trung

Bạn không cần phải là một nhà tâm lý học nhận thức hoặc một chuyên gia về khoa học thần kinh để hiểu rằng sự tập trung là một yếu tố quan trọng của việc học. Bạn sẽ nhận ra rằng những thông tin mới dù có hay hoặc truyền cảm hứng đến đâu, cũng không quan trọng – nếu học trò không có sự tập trung vào nội dung bài giảng.

Sự chú ý của não bộ có sự chọn lọc, vì vậy nếu chỉ trình bày thông tin một cách đơn thuần cho học viên là không đủ để đảm bảo rằng các em đã nắm được những thông tin đó. 

Não bộ của chúng ta luôn bị tấn công bởi những kích thích suốt cả ngày dài – vì vậy nếu giáo viên không hướng sự chú ý đến những nội dung  quan trọng, người học sẽ khó nắm bắt và tiếp thu những kiến thức trọng tâm. 

Tips để dạy học tốt hơn:

Đối với lớp kids, giáo viên hãy dành thời gian để dạy bé cách phân biệt thông tin quan trọng bằng cách tập trung vào nội dung chi tiết. Đối với những người học lớn tuổi, giáo viên có thể hướng sự tập trung của học viên bằng cách làm nổi bật những ý chính trong nội dung bài giảng hoặc tổng kết nội dung chính trong một vài câu. Trong những lớp học có học viên nhỏ tuổi, bạn có thể kéo sự tập trung của các em có thể đơn giản bằng trò chơi “I Spy” hoặc thử một số hoạt động khác biệt.

Trụ cột #2: Gắn kết chủ động

Trên thực tế, nếu truyền đạt thông tin một cách thụ động sẽ thật khó để học viên có thể hiểu hết được những kiến thức mà giáo viên đang truyền đạt.  Để học viên thực sự hiểu được những bài giảng, bạn cần phải thực sự gắn kết vào nội dung của chính mình. 

Xem ngay   Lý thuyết Thụ đắc ngôn ngữ – Second Language Acquisition (P1)

Với nhiều giáo viên, việc tạo một bài học “hấp dẫn” đồng nghĩa với việc làm cho bài học trở nên “thú vị” – chiếu video, chơi trò chơi hoặc hát các bài hát nhằm giúp học sinh giải trí trong bài học.

Nhưng thực tế là quá trình một bộ não học hỏi, giải trí không thực sự mang lại sự gắn kết; và những phương pháp này không mang tính tương tác mà chỉ thu hút sự chú ý và tập trung của học trò. 

Sự gắn kết tích cực chỉ có thể xảy ra khi người học cảm thấy có mối liên hệ thực sự với chủ đề. Tại sao? Bởi vì việc kết nối những ý tưởng mới với những thứ đã quen thuộc và quan trọng sẽ tạo ra những liên kết mới trong não bộ suốt quá trình học tập.

Gắn kết với một chủ đề là kết nối với một điều gì đó có ý nghĩa – cho dù đó là mối quan hệ xã hội, các sự kiện quan trọng trên thế giới, kiến ​​thức và ký ức hay cảm giác tò mò bẩm sinh mạnh mẽ.

Điều này cũng liên quan đến việc đóng một vai trò tích cực trong việc trình bày thông tin mới. Lắng nghe thụ động sẽ chỉ giúp người học tiếp nhận thông tin, nhưng đặt câu hỏi, khám phá ý tưởng mới và thử nghiệm sẽ giúp người học đào sâu hơn nữa những kiến thức đó.

Tips để dạy học tốt hơn:

Với những bài học mới, hãy khuyến khích học trò đặt câu hỏi và hình thành những ý tưởng kết nối với cuộc sống xung quanh và kiến ​​thức trước đó. Tạo mối liên hệ với cuộc sống và sở thích của chính người học là một cách hiệu quả giúp não bộ tích cực thu hút thông tin mới. 

Xem thêm: Lý thuyết học tập dành cho người lớn

Trụ cột #3: Sai lầm khi Feedback  

Ngay cả khi người học hiểu cách tập trung và gắn kết tích cực, họ vẫn mắc những sai lầm nhất định. Giống như nhiều nhà tâm lý học nhận thức, Dehaene cho rằng việc mắc lỗi sai trong quá trình học tập là điều  không có gì phải lo lắng – và trên thực tế, đó là một bước quan trọng để học một điều gì đó mới.

Sai lầm lớn nhất mà chúng ta có thể mắc phải trong quá trình dạy học, đó chúng ta không tận dụng những sai lầm làm cơ hội để giúp học viên học hỏi và phát triển.

Thay vì phớt lờ hoặc gạt bỏ những sai lầm của học trò (hoặc tệ hơn – biến chúng thành những trải nghiệm tiêu cực hoặc đáng xấu hổ),  chúng ta nên cố gắng đưa ra những phản hồi hữu ích càng sớm càng tốt, để học sinh có cơ hội sửa chữa và rút kinh nghiệm. 

Việc mắc lỗi (và nhận phản hồi kịp thời) giúp người học rèn luyện và phát triển các kết nối mới trong não. Điều này có nghĩa là các em cần phải chấp nhận đôi khi mình có thể mắc những lỗi sai.

Phát triển tư duy cầu tiến là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng học viên nhận được nhiều giá trị nhất từ ​​những sai lầm của họ. Khi người học hiểu rằng mắc phải những sai sót là một phần của quá trình, các em sẽ vui lòng khi nhận những phản hồi và tiếp tục sửa chữa để phát triển, đặc biệt là khi mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn.

Xem ngay   Chứng chỉ TESOL là gì? Phân biệt TESOL, TEFL và TESL

Tips dạy học từ TESOL – Simple Education 

Các học viên tại các khóa học tiếng Anh giao tiếp, IELTS hay khóa học TESOL tại Simple English khi nộp bài tập hay demo đều sẽ nhận được nhận những feedback trực tiếp từ các thầy cô giáo. Đây là cơ hội để các bạn học viên được thử và sai, được nhận góp ý từ những người có chuyên môn. Những nhận xét trong quá trình học tập là điều luôn cần thiết,  và thúc đẩy cho việc học ngôn ngữ đích thực.

Trụ cột #4: Ôn tập lại kiến thức  

Sau khi bạn thu hút được sự chú ý của học viên, các học viên đã tích cực tham gia và nhận được những phản hồi hữu ích về những lỗi sai trong học tập. Đây là lúc để tập hợp mọi thứ lại với nhau và củng cố quá trình học tập.

Củng cố là quá trình lặp lại và sử dụng kiến ​​thức và kỹ năng mới cho đến khi chúng trở nên một phần bản năng. Nếu không có bước này, tất cả những việc đã làm từ ba trụ cột đầu tiên sẽ sớm bị lãng quên.

Xét cho cùng, bộ não của chúng ta hoạt động cực kỳ hiệu quả và trí nhớ đóng một vai trò rất lớn trong việc học tập. Nếu bộ não quyết định rằng một số thông tin không hữu ích, nó sẽ loại bỏ nó khá nhanh – vì vậy nếu chúng ta muốn những kỹ năng mới đó tồn tại, chúng ta phải liên tục củng cố để  sử dụng chúng.

>>> Trung tâm dạy tesol tốt nhất ở TPHCM

https://tse-tesol.edu.vn/#họcchứngchỉtesoltphcm

Tips để dạy học tốt hơn:

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình củng cố lại kiến thức, vì vậy hãy nhắn nhủ học viên của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Và một khi học viên đã thành thạo một kỹ năng mới, hãy khuyến khích các em vận dụng chúng càng nhiều càng tốt. Khi càng nhớ lại nhiều thông tin đó, thì những thông tin đó càng kết nối tín hiệu với các nơron thần kinh và nhận định với não bộ đây là những thông tin đáng được lưu giữ.

Mặc dù đúng là phương pháp học tập tốt nhất sẽ khác nhau ở mỗi người. Nhưng việc hiểu cách thức bộ não hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của quá trình học tập có thể giúp các giáo viên chúng ta hỗ trợ tất cả người học ở mọi bước. Và bằng cách hướng dẫn  thông qua từng trong bốn trụ cột học tập này, chúng ta có thể đảm bảo rằng quá trình truyền đạt kiến ​​thức có ý nghĩa và lâu dài.

Thông tin tác giả

Admin - TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.