Bạn có bao giờ cảm thấy chán nản về chuyện vừa mới dạy xong mà học viên đã quên mất bài?
Trên thực tế, khoảng 70% những gì chúng ta quên sẽ bị quên trong 24 giờ đầu tiên sau khi học. Điều này có thể giúp giải thích tại sao học sinh của bạn có vẻ rất hiểu bài và thực hành rất tốt trên lớp, nhưng lại ấp úng khi được kiểm tra bài vào tuần sau đó. Dù có nhiều kỹ thuật khác nhau để ghi nhớ thông tin trong thời gian ngắn, nhưng chúng ta lại chưa biết cách hữu hiệu để ghi nhớ bài học một cách lâu dài. Loạt bài viết này sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề trên, bắt đầu với bài viết này, chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng các câu chuyện và hình ảnh để việc học tập trở nên đáng nhớ hơn.
“Sức mạnh dừng lại”
Đa phần thời gian chúng ta thường không chọn lựa điều mình nhớ. Các nhà quảng cáo rất ý thức về sự thật này. Họ biết rằng trước khi có thể bắt đầu hướng dẫn cho bạn về lợi ích của một sản phẩm cụ thể, trước tiên họ phải thu hút sự chú ý của bạn. Nói cách khác, quảng cáo của họ phải có ‘sức mạnh dừng lại’. Trong giảng dạy tiếng Anh, điều này có nghĩa là bạn sẽ trình bày cho học sinh một ý tưởng, một tiêu đề câu chuyện hoặc một hình ảnh ngay lập tức kích thích sự quan tâm của họ và thu hút họ. Bất cứ ai quen thuộc với tạp chí National Geographic sẽ biết rằng đó là một nguyên tắc mà họ sử dụng và nó có hiệu quả tuyệt vời.
Một cách hiệu quả khác là sử dụng kịch câm. Khi tôi dạy từ vựng về chủ đề “Những chấn thương hàng ngày”, tôi thường bắt đầu bằng cách vào lớp, tự vấp vào chân mình, đứng dậy và đập đầu vào bàn, rồi vấp ngón chân vào chân bàn, v.v… Sau đó tôi yêu cầu học sinh thuật lại chuỗi các sự kiện đó, đồng thời cung cấp cho học sinh những từ vựng cần thiết. Kết quả là họ có xu hướng ghi nhớ điều này tốt hơn so với việc trình bày bài học thông qua phim hoạt hình.
Sức mạnh của những hình ảnh
Tâm trí và ký ức của chúng ta hoạt động dựa trên hình ảnh. Dù cho có sự phân loại về các phong cách học tập khác nhau – học qua thính giác, học qua vận động v.v. – chúng ta về cơ bản đều là những người học bằng thị giác. Một nửa não bộ của chúng ta được dành cho việc nhìn và hình dung mọi thứ. Là giáo viên tiếng Anh, chúng ta có thể khai thác điều này bằng cách sử dụng hình ảnh – đặc biệt là những hình ảnh mạnh mẽ – để trình bày bài học theo cách mà học sinh có thể hình dung dễ dàng hơn. Vì vậy, khi học sinh đọc hoặc nghe một đoạn miêu tả, hãy yêu cầu các em miêu tả những hiện lên trong đầu. Nếu bạn đang dạy phát âm, v.d. âm / ɘu /, hãy dùng các ví dụ có thể dễ dàng hình dung, ví dụ: “an open goal”, “a hole in the ozone”. Sau đó, ở phần sau của bài học, hãy sử dụng các hình ảnh để ôn tập ngôn ngữ.
Xem thêm: Vì Sao Nên Học TESOL Online?
Sức mạnh của câu chuyện
Thực tế là chúng ta nhớ lại các sự kiện, hay được gọi là ‘ký ức theo từng đợt’, dễ dàng hơn là nhớ lại các sự kiện riêng biệt, ví dụ: ‘10 sự thật thú vị về Mặt trăng’. Đó là vì nó cung cấp một khuôn khổ quen thuộc (và thường là một bối cảnh xã hội quen thuộc) để chúng ta đặt các sự kiện vào. Điều này làm cho các câu chuyện trở thành một phương tiện lý tưởng để tăng hiệu quả học tiếng Anh. Chúng ta có thể yêu cầu học sinh tóm tắt câu chuyện, kể lại, phân tích các nhân vật và hành vi trong đó hoặc phân vai và diễn lại như một vở kịch. Câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi nó dựa trên một câu chuyện có thật. Lấy ví dụ như những câu chuyện (trên NG Life Upper Intermediate) về một người đàn ông mù đã tự học cách nhìn bằng cách sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang hoặc một người phụ nữ đã đi nghỉ ở Nhật Bản mà không đến Nhật Bản.
Trong bài tiếp theo, tôi sẽ nói về vai trò của cảm xúc và tính tương đối. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi muốn bạn suy nghĩ về hai điều:
- Những bài học nào đặc biệt đáng nhớ đối với bạn? Điều gì làm cho chúng đáng nhớ?
- Những bài học nào mà học sinh của bạn thấy đáng nhớ? Tại sao họ nghĩ nó đáng nhớ? Hãy dành thời gian hỏi họ.
— Paul Dummett
Bài được dịch và biên tập từ: National Geographic Learning
https://infocus.eltngl.com/2017/09/21/making-learning-last-stories-imagery/