Concept checking questions (CCQs) là gì? Định nghĩa và ví dụ

Concept checking questions (CCQs) là những câu hỏi thường được giáo viên đặt ra để kiểm tra người học đã thực sự nắm vững một khái niệm ngôn ngữ mới hay không.

Trong nhiều trường hợp, khi giáo viên đặt câu hỏi với học sinh “Is this ok?” hoặc “Do you understand?” sẽ không đủ để kiểm tra mức độ hiểu bài. Nhiều học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc ngại khi nói rằng mình không hiểu một nội dung nào đó trong bài học.

Nhiều trường hợp khác, học sinh có thể trả lời “Yes” mà không thực sự hiểu rõ khái niệm hoặc thậm chí hiểu sai nghĩa. Vì từ “Yes” không thể hiện được hết suy nghĩ trong đầu của các em.

Khi thầy cô hỏi “Do you understand the word horse”? Nhưng rất có thể người học hiểu từ “horse” là “con bò”. Đây là lý do vì sao giáo viên cần sử dụng đến CCQs để đánh giá chi tiết mức độ hiểu bài của học viên.

Mục đích chính của CCQs trong dạy học tiếng Anh dùng để:

  • Đi sâu vào nội dung để xác định được mức hiểu thực sự của người học
  • Thông qua các câu hỏi CCQs giáo viên có thể nắm bắt được mức độ tiếp thu của học trò, từ đó triển khai các hoạt động dạy và học tập phù hợp

Bạn có thể xem video dưới đây để hiểu tổng quát về khái niệm, các dạng CCQs và cách sử dụng CCQs trong dạy học tiếng Anh. 

Làm cách nào để đặt câu hỏi Concept checking questions? 

Có rất nhiều cách để đặt câu hỏi CCQs. Các thầy cô có thể thực hiện chúng đơn giản bằng cách đặt câu hỏi yes/no, câu hỏi lựa chọn 50/50 và câu hỏi đóng…. Những câu hỏi này cần nhấn vào mục đích hoặc cách sử dụng từ vựng/cấu trúc để giáo viên đánh giá được người học có thực sự hiểu bài hay không.

Các loại câu hỏi CCQs và ví dụ

1. Yes/No questions (Câu hỏi Yes/No)

  • Can it swim?
  • Is he smilling?

2. 50/50 chance questions (Câu hỏi lựa chọn 50/50)

  • Is it a pet or a wild animal?
  • Is it happy or sad?
  • Is he fat or thin?

3. Information-based questions (Câu hỏi dựa trên thông tin)

Đây là những câu hỏi 5W1H cơ bản: Who, when, what, where, why, how

  • Where does the animal come from?
  • What does it like to do?
  • How many zebras can you see?
  • Where can we visit the animal?
  • Who looks after the animal?

4. Questions regarding their experience, their culture, or shared experience (Câu hỏi liên quan đến trải nghiệm, văn hóa hoặc những kinh nghiệm được chia sẻ lại)

  • Have you ever seen a parrot before?
  • Is there a living room in this building?

Nguồn ảnh: Freepik

Những quy tắc khi sử dụng CCQs 

Dưới đây là 4 quy tắc dành cho giáo viên khi sử dụng CCQs. Với những quy tắc này, bạn có thể tự biến đổi những câu hỏi cho riêng mình và giúp quá trình tư duy trở nên đơn giản, nhưng hiệu quả hơn.

1. Đặt những câu hỏi đơn giản

Các CCQs hiệu quả là những câu hỏi được đặt phù hợp với trình độ hiện tại của học viên, đồng thời khi soạn những câu hỏi này giáo viên cần cân nhắc nội dung phải liên quan trực tiếp đến bài học. Nếu không, các thầy cô chúng ta có thể lãng phí nhiều thời gian vào việc giải thích cho học sinh những chi tiết vụn vặt. 

2. Sử dụng đa dạng các loại CCQs

Một nguyên tắc tuyệt vời khác để tạo CCQs là sử dụng linh  hoạt các dạng câu hỏi. Bạn có thể đặt yes/no questions, either/or questions và simple ‘Wh’ questions để kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên. Mỗi câu hỏi sẽ dẫn đến một câu trả lời khác nhau. Một số câu hỏi sẽ gợi ra những câu trả lời dạng Có/Không, trong khi các câu hỏi khác sẽ tạo ra được đoạn hội thoại và câu trả lời mở rộng từ người học. 

Nguồn ảnh: Freepik

3. Cân nhắc cách sử dụng từ vựng

Trong quá trình đặt câu hỏi, giáo viên không nên dùng những từ vựng không quen thuộc hoặc cụm từ mới vào CCQs. Vì điều này có khả năng làm xáo trộn sự hiểu biết về các khái niệm của học viên. Ngay cả khi tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, điều này cũng có khả năng khiến học viên khó nắm bắt được nhiều khái niệm mới nếu giáo viên sử dụng những từ vựng khó hoặc lạ.

4. Sử dụng nhiều phương tiện khác nhau

Học viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu bài giảng sử dụng các ví dụ trực quan giúp các em hứng thú với bài học. Bạn có thể kết hợp thêm hình ảnh, bảng trắng, phép so sánh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,… khi sử dụng CCQs. Việc kết hợp nhiều phương tiện khác nhau và các thì tiếng Anh trong CCQs sẽ giúp quá trình kiểm tra khả năng hiểu nội dung bài học trở nên thú vị và mang nhiều tính tương tác hơn. 

CCQs trong dạy học ngữ pháp 

Future and simple future

Hãy tưởng tượng rằng bạn đã dạy học viên của mình về sự khác biệt về hai thì tương lai: Present progressive tense (“I’m seeing a movie tonight”) và Simple future (“I will be there”). 

Một CCQ mà bạn có thể dùng để học viên vào cuối buổi học là “What are your plans for the rest of the day?”. Câu trả lời của học viên (I will study/I’m going to play soccer) sẽ cho biết liệu các em có hiểu bài hay không. Những câu hỏi này đơn giản, nhưng có thể đánh giá chính xác được mức độ hiểu bài của học viên. Điều này sẽ giúp giáo viên quyết định được tiếp tục qua phần khác hay giải thích thêm để học viên hình dung rõ hơn nội dung bài giảng. 

Nouns and pronouns

Khi dạy sự về sự khác biệt giữa nouns và pronouns, một CCQ vào cuối giờ học mà bạn có thể hỏi “What pronouns can you use to replace the nouns children, store, and car?”. Câu trả lời của học viên có thể là “I can use they, there, and it”, cũng sẽ đánh giá được mức độ hiểu bài của học viên và cách ứng dụng cấu trúc ngữ pháp này vào thực tế. Hãy thử và trải nghiệm!

Nguồn tham khảo bài viết: 

  • bridge.edu 
  • tprteaching
  • teachingenglish.org 

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.