Dạy luyện thi các cấp độ nói chung, được chia thành 3 giai đoạn:
1. Nạp kiến thức toàn phần
Trong giai đoạn này, giáo viên (GV) cần tập trung vào textbook của đúng level thực học để giúp học viên input đủ vốn từ, cấu trúc, bài nghe, đọc để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc và hình thành kỹ năng output từ kiến thức đó.
Khi nạp kiến thức toàn phần, các kỹ thuật giảng dạy có thể được ứng dụng một cách triệt để cho từng phần nội dung bài giảng. Giai đoạn này thông thường GV chỉ tập trung vào các task trong sách và ít mở rộng theo hướng bài thi.
Xem thêm >> điều kiện học TESOL?
2. Kết hợp kiến thức và đề thi
Giai đoạn chuyển giao này thông thường sẽ có giáo trình kết hợp hoặc GV tự chuẩn bị bài kết hợp các kỹ năng vào các phần thi tương ứng, không quá nặng việc làm bài thi mà chỉ đơn giản là xây dựng 1 bài học có phần bài tập giống đề thi.
Ví dụ như Reading & Choose the correct answer A, B, C. Mình thiết kế lại theo công thức skimming với 1 task ordering the statements, T/F, scanning bằng bài luyện đọc tiếng rồi sau đó mới đến bài A,B,C cuối cùng và kết lại với 1 hoạt động Speaking hoặc Writing nhỏ về topic của bài Reading đó!
Giai đoạn này, giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp giảng dạy thông thường để xây dựng bài giảng. Tuy nhiên đây là bước mà các thầy cô thường bỏ qua mà thực hiện luôn vào giai đoạn 3 sẽ làm cho học viên bị chững lại bởi sự chênh lệch về phong cách giảng của GV bị khập khiễng.
Xem thêm: Cách Để Lại Ấn Tượng Trong Bài Giảng
3. Luyện đề (bao gồm luyện theo dạng – tập hợp toàn bộ các task có kiểu tương ứng để luyện tập và luyện theo đề)
Giai đoạn này GV thường không giữ được cho lớp học vui tươi nhiều năng lượng mà bị áp lực đề thi, cách làm bài… do đó để buổi luyện thi có sự tương tác và không gây cản trở nặng về tâm lý, thầy cô cần xây dựng chiến lược phát triển kết hợp.
Mở đầu bằng 1 hoạt động luyện tập từ vựng có trong bài đọc và nghe trong đề luyện hôm đó hoặc dạy phát âm 1-2 cặp âm, cho người học tìm ra những từ có âm tương tự… Sau đó vào luyện đề và giải đề và sau khi giải đề của bài nghe hay bài đọc sẽ nên có phần luyện đọc tiếng bằng hình thức repeat & shadow (phần này rất quan trọng để học viên giải tỏa căng thẳng nhưng thầy cô thường bỏ qua) và kết thúc buổi luyện đề với Listening – Reading – Writing là một phần Speaking demo với học viên.
Hiện nay, phần đông GV đang hiểu một cách đơn thuần rằng luyện thi là giải đề và chỉ cho mẹo, cách thức là ổn. Tương tự như vậy thì một số trung tâm cũng chỉ tập trung vào chương trình với các cuốn sách luyện thi mà chưa biết cách xây dựng kiến thức và ứng dụng kiến thức vào các dạng bài thi. Điều đó sẽ dẫn đến những học viên chỉ cắm đầu vào luyện cho bằng được cái chứng chỉ mà không cần quan tâm cái chứng chỉ đó tương đương với khả năng bạn cần đạt được là gì… một hiện trạng cho các chứng chỉ Starters, Movers, Flyers, KET, PET hiện nay mà nhiều trung tâm và GV đang vận hành.
Xây dựng một bài giảng/buổi dạy cho luyện thi không khó và hoàn toàn ứng dụng được các phương pháp giảng dạy vào bài luyện thi đó, nhưng GV cần thực hành xây dựng 1 buổi giảng đủ 3 phần Pre, While, Post để chắt lọc nội dung, xây dựng kiến thức, phát triển kỹ năng, chú trọng mẫu đề… đồng thời thực hành liên kết bài giảng giữa các phần sao cho hợp lý nhất.
tse-tesol.edu.vn/khoa-hoc-tesol-online/#HọcTESOLonline
Chia sẻ từ thầy Minh Sơn – TESOL Trainer tại Simple English