Tiếp tục series bài về Thuyết Hấp thụ ngôn ngữ (Second Language Acquisition – Stephen Krashen) để giúp các bạn giáo viên Tiếng Anh/các ngôn ngữ khác có kiến thức tổng quan vững vàng trong giảng dạy, hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuyết thứ 3 trong 5 học thuyết nền tảng của việc học tiếng Anh: THUYẾT THỤ ĐẮC TRỰC TIẾP/HỌC GIÁN TIẾP – ACQUISITION/LEARNING HYPOTHESIS
Giả thiết Thụ đắc trực tiếp/Học gián tiếp cho rằng: Chúng ta phát triển năng lực ngoại ngữ bằng cách TIẾP XÚC TRỰC TIẾP với ngoại ngữ chứ không phải bằng cách học kiến thức về ngoại ngữ đó.
Giáo sư Krashen phân biệt hai loại hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn khác nhau. Đó là thụ đắc trực tiếp (direct acquisition) và học gián tiếp (indirect learning). Cụ thể:
Contents
Thụ đắc trực tiếp (direct acquisition)
Hay còn gọi là tích lũy tự nhiên là hoạt động vô thức. Hoạt động này diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục đích truyền tải thông điệp. Tương tự như quá trình trẻ em học tiếng mẹ đẻ.
Học gián tiếp (indirect learning)
Đây là hoạt động có ý thức. Diễn ra khi ta học thuộc các kiến thức về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm v.v.
Thụ đắc trực tiếp đóng vai trò chủ đạo. Chiếm 80% trong việc hình thành khả năng ngoại ngữ gần như toàn diện của chúng ta. Và là nhân tố duy nhất tạo nên sự lưu loát (fluency). Học gián tiếp chiếm 20% còn lại, và không thể thay thế được thụ đắc trực tiếp. Chúng ta không bao giờ đạt được sự lưu loát nếu chỉ học gián tiếp.
Học gián tiếp chỉ có tác dụng giúp cải thiện tính chính xác (accuracy) bằng cách kiểm soát và sửa lỗi đầu ra tức thời bên trong trước khi diễn đạt ra bên ngoài. Và chỉ thích hợp để áp dụng cho những nội dung chưa được chúng ta thụ đắc trực tiếp. Những nội dung tương đối rõ ràng về logic hoặc trong những trường hợp chúng ta có thời gian để chuẩn bị (ví dụ như viết).
Vậy thầy cô chúng ta có thể rút ra được gì từ Thuyết Hấp Thụ Ngôn Ngữ này?
Đầu tiên, thuyết này giúp chúng ta “đánh thức” ảo tưởng của rất nhiều người học. Đó là chỉ đến lớp học là có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo. Thời gian ngồi trong lớp học, cho dù học intense đến cỡ nào thì cũng chỉ tạo được cho người học tối đa 20% khả năng ngôn ngữ.
Thụ đắc trực tiếp chiếm 80% năng lực ngôn ngữ. Tức là để master Tiếng Anh, 80% thời gian phải được người học dành vào việc TỰ INPUT. Bằng cách thông qua nghe với cường độ cao, đọc thật nhiều ở nhà. Hay nói cách khác, nếu chỉ đến lớp học mà không dành thời gian tự học Tiếng Anh đúng cách ở nhà, thì sẽ rất rất rất rất lâu (thường là không bao giờ) mới có thể giỏi Tiếng Anh được.
Thử tính sẽ thấy: 1 tuần có 7 ngày, nếu người học chỉ lệ thuộc vào lớp học, thì số giờ input nhiều nhất chỉ có 6 tiếng. Nhưng nếu dành thời gian tự học, thì trong 1 tuần, người học đã có trong tay ít nhất 7 tiếng input mỗi ngày. Kết hợp học trên lớp và tự học, người học sẽ có 14-15 tiếng input/tuần, vô cùng hiệu quả!
Đồng thời nội dung của thuyết thụ đắc ngôn ngữ này cũng làm thay đổi hoàn toàn vai trò của thầy cô
Nhiệm vụ chính của chúng ta không còn là người đứng trên truyền kiến thức xuống. Việc dạy-học gián tiếp không còn chiếm vị trí độc tôn trong lớp nữa. Thay vào đó, giáo viên trở thành người hướng dẫn được phương pháp tự học hiệu quả. Giúp học viên hình thành kỷ luật bản thân, nuôi dưỡng tinh thần tự học ở mỗi người học. Các buổi học trên lớp, thay vì dành 90% thời gian dạy kiến thức, giáo viên cần giảm thời lượng này lại. Và dành ra ít nhất 30-50% thời gian hướng dẫn phương pháp tự học và các bước thực hiện tại nhà. Thầy cô giao & sửa bài tập về nhà, chia sẻ các kiến thức về đặt mục tiêu, kỷ luật bản thân khi học,….
Một số dạng bài tập giúp học trò tự Input kiến thức tại nhà. Các thầy cô có thể tham khảo thêm:
– Giao 1 quyển sách/truyện vừa sức về đọc. Đọc xong lên lớp review nội dung hoặc tổng kết nội dung đọc được trong 3-5 câu Tiếng Anh
– Nghe 1 bài nghe và luyện nói theo, sau đó quay video phát âm gửi cho GV sửa
– Nghe lại tất cả các từ vựng đã học trong tuần, quay video phát âm lại từ chính xác
– Đi CLB tiếng Anh và về viết lại trải nghiệm của mình, lên share cho cả lớp
Qua bài viết, TESOL Simple Education mong rằng các thầy cô sẽ có cái nhìn rõ hơn về thuyết hấp thụ ngôn ngữ. Đây là nền tảng gốc rễ của việc học bất kỳ ngôn ngữ nào. Đồng thời, các thầy cô cũng hiểu được vai trò của mình trong lớp, để giúp học trò học Tiếng Anh hiệu quả nhất!
Chúc các thầy cô thành công trên con đường giảng dạy! Hẹn gặp các thầy cô trong series bài viết về thuyết thụ đắc ngôn ngữ sau!