Thuyết hấp thụ ngôn ngữ (Phần 4)

Trong phần 4 của series bài về Thuyết Hấp thụ ngôn ngữ (Second Language Acquisition – Stephen Krashen) chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuyết thứ 4 trong 5 học thuyết kiến thức tổng quan của việc dạy-học ngôn ngữ: THUYẾT KIỂM SOÁT – THE MONITOR MODEL HYPOTHESIS 

Thuyết kiểm soát có liên hệ rất mật thuyết với Thuyết Hấp thụ ngôn ngữ trực tiếp & Học gián tiếp

Thuyết Hấp thụ trực tiếp cho rằng 80% năng lực ngôn ngữ được hình thành qua hấp thụ Input chất lượng đều đặn. Và việc học gián tiếp đóng góp vào 20% còn lại thông qua việc học công thức, cấu trúc và quy tắc trong tiếng Anh. Thuyết Kiểm soát đào sâu hơn vào phần học gián tiếp. Và chỉ ra rằng các quy tắc tiếp thu qua việc học gián tiếp chỉ có tác dụng trong việc sửa lỗi sai. Ngoài ra, còn giúp cải thiện tính chính xác (accuracy) bằng cách kiểm soát và sửa lỗi đầu ra tức thời bên trong trước khi diễn đạt ra bên ngoài. Tuy nhiên Mô hình Kiểm soát này chỉ diễn ra khi hội đủ 3 điều kiện:


TIME (có đủ thời gian): Người học phải có thời gian để điều chỉnh 
FOCUS ON FORM (tập trung vào cấu trúc): Người học phải ý thức tập trung vào hình thức diễn đạt (song song với việc tập trung vào ý nghĩa)
KNOW THE RULE (biết quy tắc): Người học phải biết & nhớ rõ quy tắc sẽ áp dụng

Với các điều kiện như vậy, chúng ta có thể giải thích được lý do vì sao rất nhiều người học tiếng Anh gặp khó khăn khi nói. Với cách học tiếng Anh cũ, người học sẽ hoàn toàn bị động trong cuộc hội thoại tốc độ cao. Thời gian không có đủ để bộ nhớ truy xuất cấu trúc đã học. Và não không đủ nhanh nhạy để biến kiến thức đã học thành output. Từ không giao tiếp được dẫn đến tự ti, không dám nói nữa. 

Vậy thuyết này giúp được gì cho thầy cô chúng ta trong giảng dạy?

Thứ nhất

Thuyết Kiểm soát giúp chúng ta lý giải được cho học trò vì sao “học mãi mà chưa nói được”. Vì khi học, các bạn đã tập trung quá nhiều vào ghi nhớ văn phạm và quy tắc ngữ pháp. Mà không hấp thụ trực tiếp thông qua nghe, đọc tiếng Anh như một ngôn ngữ tổng thể. Thay vì lậm vào nguyên tắc kiểu “động từ phải đứng sau chủ ngữ”, các bạn học viên cần tập trung nghe và đọc thật nhiều tiếng Anh authentic (chuẩn bản ngữ). Rồi bắt chước nói theo cả câu, cả cụm như người bản ngữ vẫn dùng. Có vậy mới hình thành được khả năng giao tiếp tốt được.

Thứ hai

Thuyết Kiểm soát còn giúp giáo viên thoát khỏi “gọng kìm” của việc chạy theo giáo án nặng về ngữ pháp. Thay vào đó tập trung vào cho học trò input tiếng Anh qua nghe, đọc những gì dễ hiểu, thực tế. Bên cạnh đó, giáo viên cần kết hợp cho học trò bắt chước nói & viết theo những gì nghe/đọc được. Và khuyến khích sự tự tin, thoải mái, không đặt quá nặng vào ngữ pháp trừ khi đó là mục tiêu chính của bài học. Để giúp người học vượt qua được bộ Kiểm soát, từ đó giao tiếp trơn tru, thoải mái hơn.

Xem ngay   Thuyết hấp thụ ngôn ngữ (Phần 3) - Second Language Acquisition (Part 3)

Ứng dụng đúng Thuyết Kiểm soát sẽ giúp người học tăng sự trôi chảy (fluency) khi sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời còn mang lại sự tự tin cho giáo viên khi đứng lớp giảng dạy. 

Chúc các thầy cô áp dụng những kiến thức trong bài thật hiệu quả! Hẹn gặp các thầy cô trong bài viết sau!

Thông tin tác giả

Admin - TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.