Dạy tiếng Anh bằng kiến thức, đừng dạy bằng bản năng

Nhiều người nghĩ: chỉ cần giỏi tiếng Anh là có thể bước vào lớp dạy tiếng Anh. Sai hoàn toàn sai nhé các bạn. Khả năng ngôn ngữ của một người hoàn toàn không có liên hệ đến khả năng truyền đạt kiến thức đến người khác.

Để có thể trở thành một giáo viên tiếng Anh, ngoài khả năng tiếng Anh phải giỏi (ở đây tối thiểu IELTS 6.5), thì một người cần phải có kiến thức về hấp thu ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. 

Trong loạt bài này, TESOL Simple Education sẽ chia sẻ hai khía cạnh quan trọng của giảng dạy ngôn ngữ. Bắt đầu với kiến thức về Hấp thụ ngôn ngữ. 
Đây là những kiến thức nền về cách con người học, hiểu và sử dụng một ngôn ngữ mới. Hiểu gốc rễ này chúng ta mới sử dụng kỹ thuật giảng dạy phù hợp, giúp học trò tiến bộ.

1.Thuyết hấp thụ ngôn ngữ là gì?

Một trong những thuyết được rất nhiều chuyên gia cũng như giáo viên tên khắp thế giới ủng hộ, cũng là nội dung mà TESOL Simple Education sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết hôm nay, đó là Thuyết Hấp thụ ngôn ngữ – Second Language Acquisition do giáo sư Stephen Krashen tiên phong đặt nền móng. 

Nguồn gốc thuyết hấp thụ ngôn ngữ

Stephen D. Krashen (1941) hiện là Giáo sư danh dự của trường Đại học Nam California. Ông là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Mỹ và thế giới, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về ngôn ngữ ứng dụng. Krashen được biết đến nhiều nhất như người đặt nền móng ban đầu cho ngành học Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (second language acquisition – SLA), đồng sáng lập phương pháp Tiếp cận Tự nhiên (Natural Approach) và là người phát minh phương pháp dạy ngôn ngữ kết hợp với kiến thức (sheltered subject matter teaching).

Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ được Krashen đề ra từ những năm 1970. Trong đó Krashen kết luận rằng con người có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh và không có khác biệt đáng kể nào giữa cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ và cách chúng ta học ngoại ngữ. 

Các học ngoại ngữ hiệu quả theo Krashen có thể được tóm tắt qua 5 thuyết sau:

•Giả thiết Thụ đắc trực tiếp/Học gián tiếp (Acquisition/Learning)
•Giả thiết Mô hình Kiểm soát (Monitor Model)
•Giả thiết Trình tự tự nhiên (Natural order)
•Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis)
•Giả thiết Bộ lọc cảm xúc (Affective filter).

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuyết đầu tiên, và cũng là một trong những thuyết Simple English rất thích, đó là thuyết BỘ LỌC CẢM XÚC – AFFECTIVE FILTER

Xem ngay   Vì sao nên học TESOL online?

2.Thuyết bộ lọc cảm xúc – Affective Filter

Theo lý thuyết Bộ lọc Cảm xúc của Giáo sư Stephen Krashen, việc học ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến cảm xúc và động lực. Nếu người học bị các yếu tố tâm lý cản trở, ngôn ngữ sẽ không thể đến được cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ (Language Acquisition Device – LAD) trong não, khiến việc hấp thụ ngôn ngữ không hiệu quả. Cụ thể, các trạng thái sau sẽ quyết định mức độ tiếp nhận ngôn ngữ của chúng ta:
• ĐỘNG LỰC (Motivation): người có động lực tìm hiểu cao hơn thường sẽ tiếp nhận tốt hơn
TỰ TIN (Self-esteem): người tự tin vào khả năng của bản thân thường sẽ tiếp nhận tốt hơn
• LO SỢ (Anxiety): mức độ lo sợ (của cá nhân hoặc tập thể) càng thấp thì tiếp nhận càng tốt

Hay nói cách khác, với cùng một nội dung học, khi người học cảm thấy tự tin, thoải mái, nhiều động lực, thì sẽ tiếp thu hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu người học tự ti, lo lắng, căng thẳng, chán nản, một màn chắn giữa não và Tiếng Anh sẽ được dựng lên. Kết quả là dù học nhiều, Tiếng Anh cũng rơi rụng đi và không đến được não bao nhiêu.

3. Ứng dụng của thuyết Bộ lọc cảm xúc trong dạy học tiếng Anh

Hiểu được Thuyết này, chúng ta sẽ thấy lý do rất nhiều bạn học không vô là do chán, do ghét tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, mất động lực này, và thầy cô chúng ta phải là người nhận diện để giúp học trò của mình vượt qua.

Học trò học tiếng Anh hoài không tiến bộ là do đâu?

Có thể học trò mình đã trải qua những bài học tiếng Anh rất tệ trường lớp truyền thống. Nơi đó, các bạn không có hứng thú gì với Tiếng Anh. Phần nhiều thời gian và nỗ lực của bạn tập trung vào việc đối phó với các bài kiểm tra. Trong trạng thái căng thẳng đó, não sẽ dành năng lượng cho việc trốn tránh và phòng thủ hơn là học cái mới.

Theo thầy AJ Hoge – người sáng lập Effortless English, một trong những chương trình học ứng dụng rất nhiều Thuyết Hấp thụ ngôn ngữ, cảm xúc quyết định 80% thành công trong việc học Tiếng Anh. Nếu cảm thấy vui vẻ, thoải mái người học sẽ dành nhiều thời gian cho Tiếng Anh và tiến bộ nhanh chóng.

4. Kết luận lại

Để dạy Tiếng Anh hiệu quả, thầy cô hãy tạo ra những giờ học thật vui vẻ, tích cực. Áp dụng hoạt động vào lớp học để giúp đẩy cảm xúc lên cao. Dạy các kiến thức hay, chất, mới mẻ để học trò thấy wow. Gần gũi, trò chuyện sâu sắc để hiểu background của từng bạn. Dần dần chúng ta sẽ thay đổi thái độ tiêu cực của học trò với Tiếng Anh. Đồng thời các bạn sẽ thấy rằng việc học Tiếng Anh thật là vui. Cũng như thầy cô chúng ta thấy việc dạy tiếng Anh thật là hạnh phúc vậy!

Xem ngay   Để lại ấn tượng trong bài giảng: Cảm xúc, sự cá nhân hóa và yếu tố bất ngờ

Chúc tất cả các thầy cô có những giờ dạy thật tích cực và hiệu quả nhé! Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.

Thông tin tác giả

Thầy Lê Cao Bách

TESOL Trainer & Founder at TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.