Trẻ em hấp thụ ngôn ngữ như thế nào? Liệu ba mẹ có cần dạy bé tập nói?

Câu trả lời là không. Trẻ em sẽ không cần ba mẹ dạy nói bởi vì mỗi em bé đều có khả năng hấp thụ ngôn ngữ rất nhanh, dễ dàng mà không phải nỗ lực quá nhiều hay cần đến phương pháp dạy học bài bản. Quá trình này sẽ diễn ra một cách tự nhiên, ngay cả khi ba mẹ có cố gắng dạy cho con tập nói hay không. 

Mặc dù ba mẹ hay người giữ trẻ không cần dạy bé nói, nhưng họ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trò chuyện với bé. Những đứa trẻ không bao giờ được trò chuyện sẽ không có khả năng hấp thụ ngôn ngữ. Và quá trình hấp thụ cần phải có sự  tương tác hai chiều, ví dụ, một đứa trẻ có thể thường xuyên lắng nghe âm thanh trên TV hay đài nhưng sẽ chẳng có TV hay đài nào có thể dạy bé nói chuyện được. 

Trẻ em hấp thụ ngôn ngữ thông qua quá trình tương tác – không chỉ với ba mẹ, những người lớn mà còn với những đứa trẻ khác. Tất cả những em bé thường lớn lên trong môi trường bình thường, sẽ luôn có đến hàng trăm cuộc hội thoại diễn ra xung quanh hàng ngày, và quá trình hấp thụ ngôn ngữ sẽ bắt nguồn từ chính những cuộc trò chuyện này. Đây cũng lý giải việc một em bé có thể hấp thụ 2 hoặc nhiều ngôn ngữ trong cùng một thời gian, cùng lúc tương tác thường xuyên với nhiều người, nhiều ngôn ngữ khác nhau. 

Ngoài ra, có một cách đặc biệt rất có ích cho quá trình hấp thụ ngôn ngữ của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp “baby talk” mà người lớn vẫn áp dụng với trẻ sơ sinh và bé mới tập đi sẽ giúp trẻ em phát triển nhanh về ngôn ngữ hơn bình thường. Phương pháp “baby talk” ở đây sử dụng từ vựng và cấu trúc câu đơn giản hơn ngôn ngữ của người lớn, ngữ điệu và âm thanh được phóng đại, và các câu hỏi được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bé phân biệt được ý nghĩa, âm thanh và các mẫu câu dành riêng cho ngôn ngữ của mình. 

Khi nào thì em bé tập nói?

Sẽ không có một thời điểm cụ thể cho việc em bé bắt đầu tập nói khi nào. Để một đứa trẻ có thể bật ra được một từ có nghĩa đầu tiên, cô bé hay cậu bé này đã phải dành ra nhiều tháng để chơi đùa với thế giới âm thanh cùng ngữ điệu, và kết nối những từ có nghĩa lại với nhau. Trẻ em hấp thụ ngôn ngữ trong nhiều giai đoạn, và những đứa trẻ khác nhau sẽ có những giai đoạn và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên thứ tự của quá trình hấp thụ ngôn ngữ hầu như luôn luôn giống nhau.

Những âm thanh đầu đời của bé chính là tiếng khóc. Sau đó, khoảng 6 tuần tuổi, em bé sẽ bắt đầu tạo ra các nguyên âm, bắt đầu bằng “aah”, “ee”, và “ooh”. Vào khoảng sáu tháng tuổi, em bé đã có thể nói được các cặp phụ âm, nguyên âm như “muh-muh” hoặc “bah bah”. 

Trong giai đoạn này trẻ vẫn đang tiếp thu âm thanh của lời nói và tự phân loại ra những từ quan trọng và cho vào từ điển ngôn ngữ của mình. Nhiều bậc phụ huynh nghe con bật ra những từ như “ba” hoặc “mẹ” sẽ hào hứng khoe rằng đứa bé đã có thể tự nói được những từ đầu tiên, tuy nhiên chắc chắn đứa trẻ vẫn chưa có nhận thức được nhiều về “từ ngữ”.

Đâu đó khoảng một đến một tuổi rưỡi, đứa trẻ sẽ thực sự bắt đầu nói được những từ đơn giản có nghĩa. Đây luôn là những từ “nội dung” như “con chó”, “con mèo”, “chạy” và “nhìn”, không bao giờ là từ “chức năng” như “và”, “của”, “hoặc”. Khoảng hai tuổi, đứa trẻ bắt đầu đặt hai từ cạnh nhau để tạo thành câu đơn giản như “con chó chạy”. Sau một thời gian ngắn, trẻ có thể nói những câu dài hơn nhưng thiếu từ chức năng, như “chú chó mập chạy nhanh”. Vào thời điểm này, đứa trẻ chỉ cần học thêm cách sử dụng từ nối, một số dạng câu khác nhau (như bị câu bị động), và các tổ hợp âm phức tạp hơn. Thời điểm đứa trẻ vào mẫu giáo, trẻ sẽ tiếp thu được phần lớn các quy tắc và âm thanh của ngôn ngữ. Sau đó, vấn đề còn lại chỉ là kết hợp các kiểu câu khác nhau và làm phong phú thêm vốn từ vựng cho trẻ. 

>>>Phân Biệt Các Loại Bằng Cấp – Certificate Vs. Diploma Vs. Degree

Làm cách nào một đứa trẻ không thể cột được dây giày vẫn thành thạo được ngôn ngữ phức tạp như tiếng Anh?

Mặc dù phương pháp “baby talk” mà ba mẹ sử dụng với trẻ nhỏ có thể rất hữu ích cho quá trình hấp thụ ngôn ngữ của bé, nhưng nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn tin rằng điều này không thể lý giải chính xác bằng cách nào mà trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi có thể hấp thụ được hệ thống ngôn ngữ phức tạp một cách thật dễ dàng. 

Một đứa trẻ khi đang ở tuổi tập đi sẽ hấp thụ ngôn ngữ nhanh hơn là khi nó đã lớn và bắt đầu học tiếng Pháp năm 18 tuổi ở trường đại học. Nhiều nhà ngôn ngữ hiện nay cho rằng não bộ của trẻ sơ sinh đã được lập trình để học ngôn ngữ. Và thực tế là khi trẻ sinh ra, trẻ đã có thể học rất nhanh về ngôn ngữ theo bản năng, cũng giống như con chim biết hót hoặc con nhện quay tơ. Vậy nên, theo những lý giải này, việc học ngôn ngữ cũng giống như đi đứng: Khả năng một đứa trẻ có thể đi đứng là di truyền dù cho ai đó có cố gắng dạy chúng học đi hay không. Chính vì điều này, các nhà ngôn ngữ học tin rằng khả năng ngôn ngữ là di truyền. Các nhà ngôn ngữ học tin rằng có một thời kỳ “vàng” (kéo dài từ khi còn nhỏ đến tuổi dậy thì) việc hấp thụ ngôn ngữ là tự động. Theo các nhà nghiên cứu, những thay đổi ở cấu trúc não sẽ diễn ra vào tuổi dậy thì, và sau đó, việc học một ngôn ngữ mới sẽ khó hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Chứng Chỉ TESOL Là Gì?

Các nhà ngôn ngữ học đã có những mối quan tâm sâu sắc đến việc tìm ra điểm chung của 5000 ngôn ngữ trên thế giới, bởi vì nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng loại kiến thức về ngôn ngữ nào thuộc về bẩm sinh. Chẳng hạn, tất cả các ngôn ngữ đều sử dụng nguyên âm là “aah”, “ee” và “ooh” – cùng một nguyên âm mà em bé phát ra đầu tiên. Bằng cách nghiên cứu các ngôn ngữ từ khắp nơi trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học hy vọng rằng có thể tìm ra được đặc tính chung của tất cả các ngôn ngữ, và liệu những đặc tính này có “gắn chặt” vào não bộ của con người hay không. Nếu đúng rằng những đứa trẻ được sinh ra đã có sẵn hệ thống ngôn ngữ lập trình như vậy, điều đó sẽ giúp giải thích làm thế nào để một đứa trẻ rất nhỏ – chưa được dạy dỗ và phát triển trí thông minh – có thể nhanh chóng và dễ dàng tiếp thu một hệ thống ngôn ngữ phức tạp như vậy, điều mà chưa có động vật hoặc máy móc nào khác có thể làm được.

Nguồn bài viết dịch từ https://www.linguisticsociety.org/

Là trung tâm chuyên đào tạo Giáo viên Tiếng Anh Chuyên nghiệp và Cấp chứng chỉ dạy tiếng Anh TESOL tại Việt Nam.

Với khóa học TESOL Premium dành cho những học viên có mong muốn cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp xúc với những kiến thức, phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả. Không chỉ chú trọng vào chất lượng giảng dạy và kết quả thực sự.

Chúng tôi còn đặt tâm vào sự phát triển về cảm xúc lẫn tinh thần của học viên. Để mỗi học viên tốt nghiệp sẽ trở thành một giáo viên Tiếng Anh có TÂM – TẦM – TÀI.

Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực của bạn – một giáo viên Tiếng Anh chuyên nghiệp thực thụ nói riêng cũng như việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nói chung.