“Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire” - William Butler Yeats
Giáo dục là truyền đam mê, là thắp lên ngọn lửa ham học trong trái tim của mỗi người học.
Trong bài viết hôm nay, Mr. Bách sẽ chia sẻ đến với tất cả các bạn giáo viên chúng ta cách gìn giữ ngọn lửa đam mê, để chúng ta luôn toát lên phong thái tự tin và năng lượng tích cực, giúp học trò mình đều hào hứng, thích thú mỗi ngày lên lớp nhé.
Học tập không ngừng & ứng dụng cái mới
Cây cỏ tươi xanh khi mỗi ngày được lớn lên. Chúng ta thấy hạnh phúc khi bản thân mình phát triển. Để luôn cảm thấy đong đầy với việc giảng dạy, thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là học tập không ngừng nghỉ. Khi nào còn đi dạy là mình còn phải học: kiến thức, phương pháp, kỹ thuật giảng dạy luôn có cái mới để tìm tòi, áp dụng: từ các activity hay, vui, đến phương pháp TPR, Communicative Approach, đến TPRS, Phonics,…
Chưa kể ở thời đại 4.0 này, công nghệ được cập nhật liên tục, tha hồ cho chúng ta tận dụng: từ AI (Artificial Intelligence) như Siri, Cortana để luyện nói tiếng Anh, đến app di động như Elsa, Monkey Juniors, Raz Kid,… để vừa học trên lớp vừa chơi tại nhà.
Mỗi điều mới chúng ta áp dụng vào lớp, sẽ đem lại niềm vui, hứng thú cho cả mình lẫn học trò. Và khi học trò thấy thầy cô của mình luôn học hỏi, luôn phát triển, thì đó chính là tấm gương tuyệt vời nhất để các bạn noi theo.
Luôn nhớ rằng: người dạy là người phải học nhiều nhất, các bạn nhé!
Hãy hài hước
Khiếu hài hước (sense of humor) là công cụ cực kỳ hữu ích để tạo niềm vui và hứng thú cho học viên khi đến lớp. Theo quan sát thực tế của Mr. Bách, những thầy cô luôn vui cười, hài hước mặn mà luôn sẽ được học trò “mê” và thích học hơn. Nhưng đôi lúc, vì công việc quá căng thẳng mà chúng ta quên mất liều thuốc màu nhiệm nhất của cuộc sống chính là tiếng cười. Vậy nên các thầy cô ơi! Hãy làm theo một số tips sau để tạo sự hài hước trong lớp nhé:
– Mỗi khi thấy mình đang bị nghiêm khắc quá, hãy thả lỏng, dãn cơ mặt ra, nở nụ cười hàm tiếu
– Tự “make fun” bản thân mình (Mr. Bách rất hay tự chọc bản thân mình mỗi khi lỡ phát âm sai, khi chơi game thua học trò hoặc khi lên lớp lỡ mặc đồ không đẹp! Đảm bảo học trò sẽ cười khúc khích!)
– Lâu lâu kể chuyện vui (nhưng nhớ là kể đừng để bị nhạt nhé!)
– Cập nhật xu hướng hiện tại để có cái “chém gió” với học trò (dĩ nhiên là không làm ảnh hướng đến giờ học)
Các viết & bài nghiên cứu chỉ ra lợi ích của sự hài hước, các bạn có thể tự tham khảo thêm: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-humor-code/201109/the-importance-humor-research
https://www.facultyfocus.com/articles/teaching-professor-blog/humor-in-the-classroom/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042815015645
https://www.priceless-teaching-strategies.com/humor-in-the-classroom.html
Nuôi dưỡng lớp học hạnh phúc
Học trò đến lớp không chỉ vì kiến thức của chúng ta, mà còn vì những người bạn trong lớp. Do đó, ngoài việc dạy thật hay, thật vui, thầy cô chúng ta còn phải đầu tư công sức để nuôi dưỡng một cộng đồng tích cực cho học trò của mình, nơi mọi thành viên đều cảm thấy an toàn, được tin tưởng, được học theo sức của mình và nhất là được yêu thương. Ban đầu sẽ tốn nhiều công sức, nhưng khi đã tạo được môi trường tích cực rồi, thì Mr. Bách đảm bảo chúng ta sẽ được hưởng “trái ngọt” về lâu dài. Những action chúng ta có thể làm để xây dựng một lớp học hạnh phúc:
– Dành thời gian dạy những bài học đạo đức, giá trị sống như tính hòa đồng, khiêm cung, cách nói chuyện dễ thương, cách khen tặng, cách hòa giải khi có xung đột… rất ít ai được học những điều này, nên đây sẽ là những bài học rất quý giá cho học trò mình
– Tổ chức những buổi chia sẻ, lắng nghe để gắn kết lớp. Dù dạy ở trường học hay ở trung tâm, mỗi tháng 1-2 lần, chúng ta hãy dành ra khoảng 30’ cho cả lớp quây quần lại uống trà nói chuyện để hiểu nhau hơn, hoặc cùng làm một điều ý nghĩa như viết thiệp cảm ơn cho nhau, làm quà tặng người thân,… đảm bảo sau mỗi buổi này, các bạn sẽ gắn kết hơn rất nhiều. Hiệu quả với mọi độ tuổi nhé.
– Đừng bỏ qua những xung đột dù là nhỏ nhất. Một cái liếc xéo nhau, một câu nói có tính hiềm khích,… đều là dấu hiệu của sự rạn nứt mối quan hệ, nên khi nhận thấy học trò bắt đầu không thích nhau, chúng ta cần đóng vai “người thương thuyết”, hỏi chuyện riêng từng bạn và giải thích cho các bạn hiểu, từ hiểu sẽ thương, và hòa giải với nhau.
– Khuyến khích lời khen và đóng góp mang tính xây dựng (constructive). Học trò chúng ta thường không có thói quen khen điều tốt của nhau, và cũng không biết cách feedback một cách nhẹ nhàng. Nên thầy cô cần hướng dẫn và chỉ cho các bạn: khi ai làm bài đúng, ai thắng hoạt động thì cả lớp sẽ vỗ tay, ai thua hoặc làm sai thì sẽ được cả lớp an ủi; bạn nào yếu, làm bài không kịp thì 2 bạn kế bên phải nhảy vào giúp bạn, không phải để chứng tỏ mình giỏi bạn dở, mà là chúng ta cùng phát triển với nhau,…
Biết mệt để nghỉ ngơi
Mỗi ngày bước lên lớp, chúng ta luôn tự nhắc phải chịu trách nhiệm 100% với lớp học của mình: chúng ta soạn bài thật kỹ lưỡng, chuẩn bị hoạt động, bài tập, powerpoint thật đẹp, tìm clip hay, ý nghĩa trên mạng để học trò có thêm input, trong lúc học ta cháy hết mình, khi học xong còn ngồi lại lắng nghe, hỏi chuyện học trò để tạo bonding,…
Cho đến một ngày, sau gần một năm “cày bừa”, đột nhiên một sáng thức dậy ta mệt mỏi, cảm thấy vô vọng, thấy bực bội, thấy cái gì cũng tối thui, tiêu cực. Nếu đang cảm thấy như vậy tức là chúng ta đang rơi vào trạng thái đuối sức (burnout) rồi đó các bạn, giống như ngọn đuốc đã cháy hết, chúng ta cần phải nghỉ ngơi để thay ngọn đuốc khác.
Các bạn đọc bài này để nghỉ ngơi hiệu quả, đúng cách nhé: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2108511259196430&set=a.123831480997761&type=3&theater
Qua bài viết này, Mr. Bách mong rằng sẽ giúp được các thầy cô giữ ngọn lựa trong tim luôn cháy sáng, luôn hạnh phúc và luôn đong đầy trên sự nghiệp giáo dục mà mình đã chọn!