Chúng ta ai cũng biết tự học rất quan trọng, nhưng có ai biết tự học cũng rất nguy hiểm? Bài viết này sẽ mạn đàm việc tự học cả 2 chiều để ai đã, đang và sẽ tự học sẽ biết cách tự học phù hợp.
1. Thuận chiều
Tự học giúp người học củng cố lại kiến thức bằng cách ôn tập và thực hành nhiều hơn để nắm vững điều học. Kiến thức không được củng cố sẽ quên rất nhanh. Thành thử, tự học chính là chất keo giúp dán chắc kiến thức vào não. Nói 1 cách khoa học hơn: đưa kiến thức vào bộ nhớ dài hạn (để ko bị quên). Bạn có thể xem bài viết về “Forgetting curve” của Ebbinghaus để tìm hiểu chi tiết).
Hơn thế, ai tự học đều biết đây còn là hoạt động giúp người học nhanh tiến bộ hoặc ‘lên trình’ cực nhanh. Vì sự tiến bộ được tạo nên từ chính số giờ học có chủ đích chứ ko phải đo bằng số tiết, số năm, hay số khóa học. Sự tiến bộ cũng không phải đo bằng tuổi tác, địa vị người học.
Đơn giản mà nói: ai tự mày mò, tự học càng nhiều thì khả năng trở nên vượt bậc, xuất sắc, giỏi giang càng cao. Chẳng khó hiểu khi thấy những người giỏi thường là người tự học, mày mò, vọc vạch thêm rất nhiều ngoài giờ học chính trong lớp.
2. Trái chiều
Có được thì phải có mất, có sáng thì phải có tối, có lợi thì phải có hại, đây là quy luật vũ trụ. Tự học cũng không ngoại lệ. Vậy khi nào tự học có hại?
Khi người học không biết gì về điều mình đang tự học HOẶC không nắm được kiến thức nền và nguyên lý cốt lõi của những gì mình đang tự học.
Nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ John M. Gregory đã từng ví: “Giáo viên thiếu kiến thức giống như người mù cố gắng dẫn một người mù khác với một cái đèn không dầu để soi đường.”
Nếu bạn tự học, thì bạn sẽ là GV của chính bạn. Khi bạn tự học mà thiếu kiến thức thì cũng chẳng khác mấy so với hình ảnh ẩn dụ bên trên. Càng học càng thấy khó, thấy nản, vì bạn có ‘biết đường’ đâu mà ‘đi’?!? Chả trách nhiều bạn ‘đi’ (tự học) đc 1 lúc là không muốn ‘đi’ nữa, vì mệt, vì tuyệt vọng, vì ko thấy ‘đích đến” (sự tiến bộ).
Sau những phút giây hào hứng ban đầu vì cảm giác mới mẻ của hành động ‘vĩ đại’, ‘nhân văn’ mang tên tự học mang lại, nay đột nhiên thay bằng cảm giác mông lung, hoài nghi chính bản thân và chính cả hành động ‘nhân văn’, ‘vĩ đại’: tự học Những người bạn tự học ơi, tự học không sai, ý định của bạn cũng chẳng tội tình, cái chưa hợp lý nằm ở chỗ ta chưa hiểu trọn vẹn bản chất và cách tự học.
Tự học là một thành tố cực quan trọng quyết định sự thành bại của 1 lớp học, tương lai của người học, người đứng lớp, và tình hình kinh tế nữa (hihi). Vì thế, GV chúng mình càng phải hiểu rõ tự học hơn ai hết.
Vậy các thầy cô giáo ơi, khi nào thì tự học mang lại nhiều lợi ích nhất nhỉ???