Contents
HOW TO TEACH READING COMPREHENSION – Cách dạy đọc hiểu hiệu quả
Trong “bộ tứ” Nghe-Nói-Đọc-Viết, thì Đọc (Reading) là kỹ năng thường được các thầy cô chúng ta tập trung vào giảng dạy khá nhiều trên lớp, vì hầu hết các sách giáo trình đều có phần Reading, và đây cùng là kỹ năng được kiểm tra rất phổ biến trong các bài thi TOEIC, IELTS, Cambridge Starters, Movers, Flyers,…
Trong series bài viết tuần này, Simple English sẽ tập trung vào cách dạy Reading hiệu quả trên lớp, các activity cho phần Reading thêm hấp dẫn, và quan trọng nhất: cách tạo ra tình yêu với việc đọc sách tại nhà cho học trò.
LỢI ÍCH CỦA READING:
Trái với suy nghĩ của đa số người học rằng phải giỏi tiếng Anh mới đọc sách tiếng Anh, việc đọc sách tự nguyện (pleasure reading) là một phương pháp rất tuyệt vời để học ngôn ngữ, với rất nhiều lợi ích đã được chứng minh qua hàng trăm nghiên cứu khoa học trong gần 1 thế kỷ nay. Việc đọc giúp chúng ta:
– Hấp thụ từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp trong văn cảnh một cách tự nhiên nhất, ăn sâu vào tiềm thức. Theo các nghiên cứu của Krashen, Mason,… được đăng trên tạp chí The International Journal of Foreign Language Teaching, việc đọc tự nguyện giúp tăng vốn từ vựng lên đến 30% chỉ trong 2-3 tháng
– Nạp một lượng “khủng” (massive input) kiến thức với độ lặp (repetition) rất cao. Mỗi ngày chỉ cần đọc 1 bài báo/đoạn văn tầm nửa trang A4 là chúng ta đã có thể input trên dưới 500 từ!
– Tăng khả năng viết, vì đọc nhiều là điều kiện để viết tốt
– Hấp thụ kiến thức về con người, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh, từ đó hiểu thêm về ngôn ngữ
Xem thêm >> HOW TO TEACH ELDERLY STUDENTS – Phương Pháp Giảng Dạy Học Viên Lớn Tuổi
CÁCH DẠY READING:
Outcome của một bài dạy Reading cần đạt:
– Giúp học viên HIỂU và rút ra ý nghĩa từ những gì mình đọc
– Tạo sự hứng thú, nuôi dưỡng tình yêu với việc đọc
Để có bài dạy hiệu quả, các bạn GV cần chuẩn bị:
– Bài đọc phù hợp với level học viên, khuyến khích sử dụng truyện có chia level rõ ràng, hoặc các sách tiếng Anh do người bản ngữ viết (Authentic Material). Chúng ta lưu ý sử dụng tài liệu do người bản ngữ biên soạn để tránh các lỗi về ngữ pháp, dùng từ,… khi được viết bởi người Việt.
– Các câu hỏi gợi ý (Prompt Questions) đơn giản để hỏi đầu bài (VD: How many people are there in the story? What happened in the end?…).
– Các điểm văn phạm đơn giản/ cụm từ mới, hay trong bài để giải thích và cho lớp luyện tập.
Xem thêm >> học bằng TESOL
Trình tự dạy:
– Lead in (dẫn nhập vào bài học): đây là bước rất quan trọng, giống như trailer để tạo sự hứng thú với câu chuyện.
– Vocabulary instruction (dạy từ vựng mới): để giúp học trò làm quen, không bị bỡ ngỡ với các từ mới trong bài, khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp TPR để tạo năng lượng cao cho lớp trước khi bước vào phần đọc.
– Skimming (đọc lướt): sau khi đã làm quen với từ vựng, GV cho cả lớp 3-5 câu hỏi gợi ý về nội dung chính của câu chuyện, cho lớp đọc và trả lời các câu hỏi trên để nắm tổng quát bài đọc.
– In-depth reading (đọc sâu): sau khi đọc lướt, GV cho học trò đọc chi tiết nội dung bài đọc. Thông thường, GV sẽ cho đọc và trả lời các câu hỏi mà sách đưa sẵn. Cách này chưa được sâu lắm, Simple English khuyến khích chúng ta đi một bước xa hơn, hay hơn, đó là dành thời gian tĩnh lặng (Silent Time) và cho cả lớp ngồi đọc trong tập trung. Thay vì chỉ đơn thuần đọc và làm bài cho xong, hãy cho học trò cơ hội được đọc và hiểu thật kỹ lưỡng theo đúng tốc độ của mình. Sau khi đọc xong, mỗi bạn sẽ đúc kết lại trong 3-5 câu những gì mình thấy hay từ câu chuyện.
Lưu ý: khi cả lớp tập trung đọc, GV cần đi đến bên các bạn, hỏi han nhỏ nhẹ xem các bạn có hiểu không, có cần mình giúp gì không, ai không tập trung thì GV ngồi bên cạnh để các bạn có động lực tập trung. Chỉ cần thực hiện đều, học trò chúng ta sẽ dần hình thành thói quen đọc nghiêm túc, rất có lợi về sau này.
– Revision (ôn tập): sau khi đọc xong, GV cho các bạn lên trả lời các câu hỏi (quiz), chia sẻ lại những gì mình đã đúc kết được (sharing) hoặc cho các bạn thảo luận (discuss) một ý hay trong bài.
– Homework (bài tập về nhà): cuối bài, chúng ta có thể giao cho học trò về nhà đọc lại câu chuyện một lần nữa, rồi kể lại (retell) câu chuyện theo ý mình hoặc làm bài tập (worksheet) để đảm bảo học trò hiểu thật kỹ bài đọc.
Xem thêm >> HOW TO TEACH AWESOME SIMPLE PAST (PART 1) – Cách Dạy Thì Quá Khứ Thật Hay (Phần 1)!
Các bạn giáo viên có thể áp dụng phương pháp này vào lớp học, và xem hiệu quả thế nào nhé! Chúc tất cả chúng ta có những giờ học Reading thật thành công!