Trong bài viết hôm nay, Mr. Bách sẽ chia sẻ đến với chúng ta cách tiếp cận việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên lớn tuổi (từ 50 trở lên)
Đầu tiên, để có thể giảng dạy cho người lớn tuổi hiệu quả, chúng ta cần hiểu tâm lý và insight của học viên. Sau đây là một số thế mạnh & điểm yếu của học viên từ 50 tuổi trở lên mà Mr. Bách tìm hiểu được, cũng như những điều chúng ta có thể rút ra để giảng dạy hiệu quả hơn:
Contents
Điểm mạnh
Tâm lý (thường) tích cực
Ở lứa tuổi này, nếu chịu đến lớp học tiếng Anh, thường học viên của chúng ta sẽ không học để đi thi lấy bằng cấp,không bị áp lực gì do “ba má ép học”, nên thái độ của học viên cao tuổi với việc học cũng rất tốt: học hết sức, tham gia hết mình, học vì kiến thức thực tế để thấy mình trẻ lại.
- Tạo không khí năng động, vui vẻ bằng activity trong lớp sẽ giúp học viên cao tuổi hứng thú hơn
- Khi giáo viên nói về động lực học, cũng như mục tiêu học tiếng Anh để có năng lực thật, các bạn lớn tuổi sẽ dễ đồng cảm
Rất tôn trọng giáo viên
Các học viên cao tuổi sẽ rất hiếm khi tỏ thái độ bất hợp tác trong lớp, chịu chia sẻ, lắng nghe và thường sẽ thương giáo viên
- Học viên sẽ dễ làm theo hướng dẫn của giáo viên, ngoài việc lên lớp, GV hướng dẫn cách tự học, học viên sẽ rất chăm chỉ thực hiện tại nhà
Giàu kinh nghiệm sống
Một trong những yếu tố giúp học viên lớn tuổi tiếp nhận kiến thức tốt chính là vốn sống sâu sắc, cũng như kinh nghiệm lâu năm về con người, công việc, cũng như năng lực của chính bản thân mình. Mr. Bách đã gặp các học viên là bác sĩ, dược sĩ, quản lý, giáo viên. giám đốc,… có hiểu biết rất rộng về văn hóa các nước, nên nói cái hiểu liền!
- GV cần dạy nhiều chủ đề khác nhau để học viên hứng thú, càng “realistic” bao nhiêu học viên càng thích
- GV nên tích cực hỏi, học viên sẽ chia sẻ rất nhiều kiến thức hay, đảm bảo mình nghe xong cũng phải wow
Khả năng nghe giảm
Ở độ tuổi từ 50 trở lên, độ nhạy cảm với âm của học viên đã giảm đi rất nhiều, không còn “thính” như hồi còn trẻ, nên việc luyện nghe và cảm âm cần rất nhiều thời gian và sự lặp đi lặp lại. Để hỗ trợ, chúng ta cần:
- Chọn tài liệu nghe chậm, nói to, nhấn nhá rất rõ ràng. Nếu không tìm được thì sử dụng phần mềm GOM Player https://www.gomlab.com/gomplayer-media-player/ có chức năng chỉnh chậm, tăng volume đến 200%)
- Kết hợp luyện nghe vào phim (hoặc nghe có hình ảnh minh họa) để giúp học viên hiểu nhanh hơn
- Cho nghe lặp đi lặp lại rất nhiều lần (ít nhất 10 lần), cả trên lớp lẫn ở nhà
Độ dẻo dai của cơ miệng giảm
Đi cùng với khả năng nghe là sự dẻo dai của cơ hàm và lưỡi (chưa kể học viên còn bị móm!), dẫn đến phát âm của học viên sẽ hơi “thô”, không được chuẩn
- Hướng dẫn khẩu hình miệng, vị trí môi răng lưỡi thật kỹ, cho luyện tập thật nhiều lần
- Giảm tiêu chuẩn phần phát âm xuống, học viên phát âm chuẩn 80% là được, không cần ép quá
Trí nhớ giảm
Học viên lớn tuổi thường sẽ mất nhiều thời gian để ghi nhớ từ vựng, mẫu câu hơn, do não đã không còn nhanh nhạy nữa
- Lặp đi lặp lại từ vựng, mẫu câu THẬT NHIỀU LẦN để đưa thông tin vào bộ nhớ dài hạn, học buổi 10 vẫn phải lặp từ vựng của buổi 1. Đây là cách tốt nhất, đòi hỏi GV phải rất kiên nhẫn và chú ý đến bài học của mình
- Kết hợp thông tin qua nghe-nhìn-vận động (áp dụng TPR), giúp nhớ lâu
- Kết hợp các bài tập luyện trí nhớ (nhớ chuỗi từ, nhớ từ theo hình, thuộc số bằng tiếng Anh,…)
Khả năng vận động & phản xạ giảm
- Tăng cường các hoạt động kết hợp vận động cơ thể (không cần quá nhanh) để học viên được di chuyển, vừa giúp tạo năng lượng, học không chán, vừa giúp máu huyết lưu thông, tránh gây mỏi khi ngồi lâu
- Kết hợp các bài tập phản xạ (phương pháp TPRS, nhìn hình đoán chữ, sửa lỗi nhanh,…)
- Để học viên đi theo tốc độ của mình
Tiếp theo, chúng ta cần xây dựng bài học cho thật hiệu quả, vừa học trên lớp, vừa học ở nhà, vừa tạo hứng thú, vừa giúp học viên của mình đạt kết quả. Sau đây là một số ideas & recommendations (đây chỉ là idea, các bạn có thể thực hiện theo ý mình nếu thấy phù hợp với lớp):
Xem thêm >> Cách Dạy Ngữ Pháp Thật Hay? – How To Teach Awesome Grammar?
Outcome mỗi buổi học & phương pháp
Nghe hiểu + phát âm ổn 5-7 cụm từ vựng bằng phương pháp TPR, luyện nghe intense bằng phương pháp Listening Dictation & luyện phản xạ giao tiếp bằng phương pháp TPRS (hoặc luyện nói bằng phương pháp Repeat & Shadow và Communicative approach), xuyên suốt bài học là các activity để ôn luyện liên tục
– Chủ đề: chọn các chủ đề để giúp học viên sinh tồn ở nước nói tiếng Anh là thực tế và gần gũi nhất: cách chào hỏi, hỏi số điện thoại, chỉ đường, hỏi đường, order đồ ăn thức uống, mua đồ, shopping, đi ra sân bay,…
– Bài tập về nhà (GV hướng dẫn chi tiết về nhà học như thế nào để học trò tự luyện tập ở nhà):
Luyện nghe, luyện nói lại bài đã học trên lớp ít nhất 7 ngày, mỗi ngày lặp lại ít nhất 10 lần
Đọc sách/truyện tiếng Anh đơn giản, có thể sử dụng bộ Oxford Bookworms, Series sách của Cambridge, Penguin Books,…
Bổ sung học qua app DuoLingo & xem mỗi ngày 1 tập phim tiếng Anh
Xem thêm >> THE RULES FOR MAKING RULES – Nguyên Tắc Đặt Luật Lệ Trong Lớp Học
Hy vọng qua bài viết này, các bạn giáo viên sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn khi làm việc với học viên lớn tuổi. Chúc tất cả chúng ta luôn có những giờ lên lớp thật hiệu quả, chuyên nghiệp và thành công nhé!