How to teach speaking with activities – Dạy Speaking thế nào cho hay?
Chia sẻ với các bạn cách tiếp cận 1 bài dạy Speaking (Nói), kèm theo các activities chúng ta có thể sử dụng trong lớp.
Đầu tiên, Speaking là kỹ năng PRODUCTION – SẢN XUẤT, kỹ năng này chỉ thực sự được mài dũa một cách tốt nhất khi học trò đã có tương đối đủ input từ nghe, đọc, và được GV hướng dẫn rõ ràng, do đó, khi tiếp cận bài dạy Speaking, chúng ta cần lưu ý 1 số điểm sau:
– Biết rõ trình độ học trò mình ở đâu, để giới thiệu các mẫu câu giao tiếp/nói phù hợp, nếu học trò của chúng ta ở cấp độ Elementary, giới hạn độ dài các câu ở mức 10 từ là maximum, với các level cao hơn, chúng có thể tăng độ khó/độ dài của các câu lên
– Môi trường trong lớp học không thể nào bằng được thực tế ngoài đời, do đó, GV phải nỗ lực giả lập (simulate) càng giống với thực tế càng tốt, thông qua tạo dựng tình huống, đóng vai, mở âm thanh nền cho giống với sân bay, quán ăn, ngoài đường,…
– GV phải có sự tìm hiểu, chuẩn bĩ rất kỹ, cộng với kinh nghiệm và trải nghiệm, vì bài dạy Speaking luôn luôn sẽ có nhiều câu hỏi/tình huống bất ngờ học trò đưa ra mà chúng ta phải giải đáp ngay tại chỗ
– Cho học trò – Tạo cảm xúc thoải mái (nhưng không lầy), vui tươi và có 1 chút cạnh tranh (nếu được) trong buổi Speaking để tạo động lực cho học trò
QUY TRÌNH TIẾP CẬN BÀI SPEAKING
1. LEAD IN – Dẫn nhập
GV cùng học trò “chuẩn bị tâm lý” (mentally prepare) cho chủ đề mình sắp luyện nói, GV có thể chiếu video, kể 1 mẩu chuyện ngắn, hoặc đặt các câu hỏi gợi ý cho học trò
VD: khi nói về chủ đề Bảo vệ Môi trường, GV có thể show ra video về rùa biển/chim biển bị mắc kẹt trong rác thải nhựa, và hỏi học trò “This is so terrible! Is there anyway we can help?”,
“Hmmm what do you think we will talk about today?”
2. PROVIDE INPUT & DRILLING – Cho input & Luyện tập
GV cung cấp các mẫu câu, cụm từ mà mình nghĩ là học viên sẽ cần đến để nói (cái này đòi hỏi phải có tìm hiểu, chuẩn bị sẵn ở nhà)
Nói hay sẽ tạo tự tin giao tiếp, do đó chúng ta cho luyện phát âm thật kỹ, nhấn nhá (stress), nối âm (linking sound), ngữ điệu (intonation) … kết hợp ngôn ngữ hình thể (TPR)
Đồng thời, GV sẽ chỉ thêm các mẫu câu mà học trò thắc mắc (đây là lúc chúng ta “show-off”
được năng lực tiếng Anh của mình để tăng credit với học trò nè)
3. (Optional) TAKING NOTES/MIND-MAPPING – Viết note hoặc bản đồ tư duy
Nếu mục tiêu của bài dạy Speaking là lên thuyết trình trước lớp, GV nên cho học trò viết xuống script nói bằng cách viết note hoặc vẽ mind-map, rồi GV sửa. Viết ra trước những gì mình sẽ nói giúp suy nghĩ mạch lạc hơn, đồng thời giúp GV giúp các bạn sửa lỗi sai trước khi nói
4. SPEAKING TIME! – Tới giờ nói
Sau khi đã luyện tập các mẫu câu, chuẩn bị thần thái, GV cho các bạn thực hiện phần nói của mình. Recommend với các bạn một số activities sau:
– Role playing: cho các bạn học viên bắt cặp hoặc làm theo nhóm, mỗi bạn đóng 1 vai, luyện nói cho thật chuẩn, sau đó lên diễn trước cả lớp, yêu cầu phải có cử chỉ TPR, thần thái, cười khóc, không cho nhìn script. Đặc biệt với Kids, activity này cực kỳ hiệu quả, bao vui! Thích hợp với các đoạn hội thoại, clip phim
– Speed dating: GV phát cho mỗi bạn 1 tờ giấy, nhiệm của của các bạn là phải đi hỏi ít nhất 5 người khác các câu hỏi đã học và ghi nhận lại câu trả lời. Sau đó từng bạn sẽ lên nói lại các
thông tin về bạn mình (GV có thể make jokes để tăng thêm phần vui nhộn) Thích hợp với các dạng câu hỏi và trả lời ngắn
– Presentation: đây là activity đòi hỏi chuẩn bị rất nhiều, nhưng kết quả thì rất wow và rewarding. GV giao cho mỗi bạn phải chuẩn bị 1 bài nói, có PPT, có script rõ ràng, GV sửa script, tập nói (có thể mất nguyên buổi học chỉ để luyện tập), sau đó lên thuyết trình, GV quay video lại, sau đó các bạn ở dưới sẽ feedback
– Making live video: GV cho các bạn bắt cặp với nhau, 1 bạn nói 1 bạn quay phim
LƯU Ý: trong khi học trò nói, GV PHẢI ĐI QUAN SÁT để nắm các lỗi sai học trò hay gặp phải về phát âm (pronunciation), cấu trúc (structures), cảm xúc (emotions),… để chuẩn bị cho bước tiếp theo
5. FEEDBACK & REFLECT – Phản hồi & chiêm nghiệm
Sau khi học trò đã hoàn tất phần Speaking, GV ghi lại các lỗi đi ghi nhận được lên, giải thích lý do vì sao các bạn sai (do nói nhanh, do chưa nhớ cấu trúc, do hồi hộp…) và cho luyện tập lại lần nữa. Nếu trên lớp không kịp, giao về nhà quay video lại (với người lớn), hoặc hôm sau lên luyện tập lại (với Kids)
Chúc các bạn dạy thành công nhé!