Contents
Phương pháp dạy nghe và phản xạ cực hay – TPRS
TPRS viết tắt của từ: Teaching Proficiency through Reading and Storytelling.
I. Vậy TPRS là gì? Lợi ích ra sao? Dạy thế nào?
TPRS là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ hình thể, đọc và kể chuyện, giúp tạo niềm vui, năng lượng cao và hứng thú khi học tiếng Anh.
Phương pháp này được Blaine Ray phát triển vào những năm 1990 dựa theo lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Stephen Krashen và đây chính là nội dung chính trong khóa học Effortless English nổi tiếng thế giới của A.J Hoge.
Phương pháp này được Blaine Ray phát triển vào những năm 1990 dựa theo lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Stephen Krashen và đây chính là nội dung chính trong khóa học Effortless English nổi tiếng thế giới của A.J Hoge.
Phương pháp TPRS sử dụng bài học là những mẩu chuyện ngắn, gồm 3 bước siêu dễ:
Bước 1: Giáo viên đọc từng câu lên, diễn tả bằng giọng nói, ngữ điệu, intonation thật cảm xúc cho các bạn học viên nghe.
Bước 2: Giáo viên hỏi lại câu chuyện qua các câu hỏi ngắn kết hợp hành động (pop quiz) cho các bạn học viên trả lời.
Bước 3: Học viên lên kể lại câu chuyện theo giọng văn của các bạn
Bước 2: Giáo viên hỏi lại câu chuyện qua các câu hỏi ngắn kết hợp hành động (pop quiz) cho các bạn học viên trả lời.
Bước 3: Học viên lên kể lại câu chuyện theo giọng văn của các bạn
II. Lợi ích:
– Tạo không khí năng động, hào hứng và năng lượng cao cho cả lớp– Có tính tương tác rất cao (interactive), và tạo hứng thú thông qua việc thu hút sâu đến từng bạn trong lớp – Giúp học ngữ pháp khi nói một cách dễ hiểu, tức thời
– Tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ, cũng như sự nhanh nhạy của người học
III. Thực hiện:
1. GV cho cả lớp cầm script câu chuyện và đứng thành vòng tròn (hạn chế ngồi để có năng lượng)
2. Giáo viên đọc từng câu ngắn thật truyền cảm. Sau mỗi câu, cả lớp phải la thật lớn để phản ứng lại với câu nói như: “Oh!”, “Oh my god!”, “Ah!”,…
3. Sau mỗi câu ngắn, Giáo viên đặt 2-5 câu hỏi ngắn, dễ và cho cả lớp hô thật lớn câu trả lời ngắn, đúng ngữ pháp (không dài quá 5 từ) “Yes, it is!”, “No! He didn’t”, “He went to school!”, “They are wonderful”,…
Lưu ý: ngay cả khi các bạn không biết câu trả lời, GV vẫn bắt các bạn phải hô thật to “I don’t know”, “I have no idea”,…
Để có bài học TPR thật vui, chất lượng, năng lượng cao, các bạn GV chúng ta cần chuẩn bị:
– Năng lượng cao
– Câu chuyện ngắn (Ministory), dễ hiểu, ngữ pháp đơn giản và lặp lại nhiều
– Các câu hỏi ngắn, Yes/No để tương tác, nhớ học trước ở nhà để đừng bị “nhảy đĩa”
– Năng lượng cao
– Câu chuyện ngắn (Ministory), dễ hiểu, ngữ pháp đơn giản và lặp lại nhiều
– Các câu hỏi ngắn, Yes/No để tương tác, nhớ học trước ở nhà để đừng bị “nhảy đĩa”