Q: Mình muốn xin bài mẫu lesson plan để biết quy trình dạy Speaking cho trẻ từ 8-12 tuổi. Xin cảm ơn!
A: Chào bạn, không biết bạn đang dạy theo giáo trình nào, mục đích học của các bé là gì, học để luyện thi Movers Flyers hay General English như trong trung tâm. Nếu như chưa biết giáo trình nào thì mình nên chọn một giáo trình để bám theo và thiết kế bài dạy theo syllabus của sách. Tuổi 8-12 chủ yếu học speaking còn khá controlled chứ chưa nói thoải mái như người lớn được, và một buổi học luôn được thiết kế theo kiểu integrated skills (kết hợp nhiều kỹ năng trong 1 buổi).
Để có một buổi speaking hiệu quả, các bé cần nắm vững cấu trúc ngữ pháp, từ vựng đã được học từ các lesson trước trong unit, và mỗi unit lúc nào cũng xuyên suốt 1 chủ đề để đến bài cuối cùng của unit các bé có thể nói được về chủ đề đó. Dưới đây là bài mẫu lesson plan do mình biên soạn trong sách Family and Friends nhé (Unit 3 – Lesson 6 – F&F 3 1st edition.)
Bài này sách thiết kế theo frame Speaking skill with text (thường là listening text), tức là đầu giờ sẽ input bằng bài listening trước, từ đó mới chuyển qua kỹ năng nói.
Contents
Lesson aims:
– Listening: understand specific information to match people and things they collect
– Speaking: ask and answer using “has he got … “ structure
Duration: 45’
Warm-up: Mang bao gối vào trong lớp và chơi trò ‘What have I got?’ với các món đồ/flashcards các món đồ có trong bài listening (shells, stickers, postcards, posters). Nên in ra cắt ra từng món đồ để tiện dùng cho hoạt động nói cuối giờ. Chú ý vào số lượng các món đồ trong từng flashcards (vì lát nữa bài nghe sẽ có nói về số)
A. Pre-Speaking (tất cả những gì cần làm trước khi học viên bắt đầu nói)
1. Provide context with listening task
– Set listening task: Give instructions, ask instruction check questions nếu cần
– Students do the listening task, T monitors from distance
– Peer check: cho học trò check đáp án với nhau
– Feedback: Cho các nhóm thi đua trả lời, thẩy xí ngầu hoặc ném phi tiêu để giành điểm
2. Highlight useful language
– Từ bài listening đó, giáo viên rút ra một số mẫu câu quan trọng cho học viên. Nếu lớp tầm 10 bé có thể cho chơi match questions with answers, in câu hỏi ra giấy màu vàng, câu trả lời ra giấy màu xanh. Phát cho nửa lớp là câu hỏi, nửa lớp là câu trả lời, yêu cầu các bạn phải đi tìm nửa kia của mình (nhớ thiết kế câu hỏi và câu trả lời sao để mỗi câu đều có hint để tìm được nửa kia). Online thì xài wordwall cho chơi matching
– Chơi xong sẽ có 1 list câu hỏi và câu trả lời, drill (tập đọc) chút xíu để các bé nhớ. Chia nhóm cho luyện nói như phần speaking trong sách (rất là controlled lun vì nói theo đúng mẫu câu và hình)
3. Brainstorm/ Preparation for speaking(Mình thay đổi xíu để các bé nói về bạn mình thay vì nói về các nhân vật trong sách)
– Phát cho mỗi bé một bộ collection của các đồ vật (flashcards cắt ra)
– Mời 2 bạn A và B lên nói mẫu. Gv giả bộ hỏi A “Has B got a collection?”, hướng dẫn A trả lời “Yes. He has. He’s got a shell collection”. Tiếp tục demo thêm 1-2 lần cho tới khi nào chỉ có học viên nói, giáo viên từ từ rút ra (kĩ thuật moving from teacher to students)
B. While-speaking
Khi cả lớp đã hiểu cách nói, chia lớp thành các nhóm 3-4 bạn để luyện nói.
Giáo viên monitor for feedback and support
C. Post-speaking
Giáo viên nhận xét, lưu ý phát âm. Khi nhận xét cố gắng ko làm mất mặt học viên, ko nêu đích danh các bạn nói sai. (Thường bài này sẽ là contraction form của He has got -> He’s got, có thể dùng 3 ngón tay chập lại làm 2 (finger technique) để tập phát âm He’s got)
Lặp lại hoạt động speaking nếu còn thời gian, set task lại, đổi nhóm, đổi đồ vật, đổi số lượng. Nói xong nhớ nhận xét học viên.
Wrap-up: Review nhanh lại từ vựng, mẫu câu. Dặn dò homework
Chia sẻ từ Thạc sĩ Lê Trần Ngọc Thảo – Edith Cowan University, Úc