MANA – Pleasure Reading for Proficiency

Trái với suy nghĩ của đa số người học rằng phải giỏi tiếng Anh rồi mới đọc sách tiếng Anh. Ngược lại, việc đọc sách tự nguyện (pleasure reading) là một phương pháp rất tuyệt vời để học ngôn ngữ, với rất nhiều lợi ích đã được chứng minh qua hàng trăm nghiên cứu khoa học trong gần một thế kỷ nay:

  • Giúp người học hấp thụ từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp trong văn cảnh cụ thể một cách tự nhiên (natural absorbtion), ăn sâu vào tiềm thức. Theo các nghiên cứu của Krashen, Mason,… được đăng trên tạp chí The International Journal of Foreign Language Teaching, việc đọc tự nguyện giúp tăng vốn từ vựng lên đến 30% chỉ trong 2-3 tháng.
  • Giúp nạp một lượng “khủng” (massive input) kiến thức với độ lặp (repetition) rất cao.
  • Tạo niềm vui và hứng thú khi đọc, tạo động lực cho người học input liên tục một cách hiệu quả (affective filter hypothesis – giả thiết bộ lọc cảm xúc).
  • Giúp hấp thụ kiến thức về con người, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh, từ đó hiểu thêm về ngôn ngữ.
  • Đọc nhiều là đầu vào và điều kiện rất quan trọng để hình thành kỹ năng viết tốt: đọc nhiều sẽ viết hay.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất từ việc đọc sách, người học cần đọc đúng phương pháp và có tài liệu đọc phù hợp. Sau một quá trình nghiên cứu, trải nghiệm và đúc kết, Simple English đã tổng kết được phương pháp đọc sách MANA giúp người học đọc sách tiếng Anh một cách thật hiệu quả.

M – Massive input

Nạp kiến thức với lượng khủng, tức phải đọc đủ nhiều và đọc đều đặn liên tục cả đời. Người học ở cấp độ Elementary phải nạp khoảng 10,000 – 30,000 từ 1 tuần (chỉ bằng 1/10 trẻ em học tiểu học ở các nước nói tiếng Anh). Đọc ít hoặc đọc ngắt quãng sẽ không đủ lượng, dẫn đến không đủ độ lặp (repetition) và kiến thức sẽ không hấp thụ hiệu quả vào tiềm thức.

A – Addictive topic

Chủ đề gây nghiện, tức người học phải chọn những chủ đề/thể loại sách mình rất yêu thích để tạo cảm xúc tốt nhất khi đọc, giúp đắm chìm vào nội dung sách, càng đọc càng mê chứ không phải đọc một cách ép buộc, gượng ép.

N – Narrow reading

Đọc trong khoảng hẹp, tức khi đọc sách, nên chọn một tác giả mình ưa thích nhất và đọc thật sâu, thật kỹ các tác phẩm của tác giả này trước khi chọn các đầu sách của tác giả khác. Cách lựa chọn sách này giúp người đọc được tiếp xúc liên tục với văn phong, cách dùng từ và đặt câu của một tác giả.

A – Arrangement

Đọc có sự sắp xếp, tức đọc những gì phù hợp với trình độ của mình và đọc có thời gian rõ ràng. Việc đọc sách hiệu quả phải được thực hiện đều đặn mỗi ngày, có thời gian rõ ràng, cứ tới giờ là đọc để giúp hình thành thói quen. Đồng thời, người đọc phải lựa chọn sách phù hợp với trình độ của mình, không chọn những sách quá khó sẽ gây chán nản. Theo giả thiết đầu vào (input hypothesis) của Krashen, đầu vào có chất lượng là đầu vào mà người học có thể hiểu từ 80-95%. Theo đó, người học nên chọn các loại sách vừa đủ khó để tạo ra thử thách, nhưng đồng thời cũng vừa đủ dễ để không gây nản chí, mệt mỏi.

Xem thêm >> TPRS – Teaching Proficiency Through Reading And Storytelling

Tài liệu tham khảo thêm về Pleasure Reading

New Zealand National Library on pleasure reading

Summer reading program & evidence

Reading for Pleasure

Reading & TOEIC performance

Why should you read for pleasure

The power of reading

Thông tin tác giả

Thầy Lê Cao Bách

TESOL Trainer & Founder at TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết