4 cách để duy trì kỷ luật trong lớp học cho trẻ

Dù là một giáo viên mới vào nghề hay đã đi dạy lâu năm, quản lý và giữ kỷ luật trong lớp học là một trong những mối bận tâm không của riêng ai. Phát triển kỹ năng quản lý lớp học sẽ giúp giáo viên duy trì được một môi trường tôn trọng và tích cực trong học tập, đồng thời là yếu tố cần thiết để tạo nên một lớp học thành công. 

Tại sao giữ kỷ luật trong lớp học lại quan trọng?

Một lớp học giữ kỷ luật tốt là một môi trường học tập tích cực. Các học viên lứa tuổi kids, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi thường hay hiếu động và việc ngồi vào bàn học suốt 30 – 45 phút/ tiết sẽ khiến các em khó chịu, mất tập trung. Kỷ luật không có nghĩa là các bạn học trò ngồi im lặng và lắng nghe giáo viên một cách thụ động. Điều này đồng nghĩa với việc người học vẫn đóng góp tích cực vào giờ học nhưng biết cách tôn trọng giáo viên và các học viên khác trong lớp. 

Những cách giữ kỷ luật phản tác dụng

Để biết được những cách quản lý và tạo kỷ luật trong lớp học hiệu quả, trước tiên, chúng ta cần nắm được những hoạt động không hiệu quả và có khả năng bị phản tác dụng. Đó chính là: 

  • Nói cao giọng 
  • La hét hoặc dùng thước gõ xuống bàn để học sinh chú ý và giữ trật tự 
  • “Tôi là giáo viên ở đây” 
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể căng thẳng, chẳng hạn siết chặt tay, mím môi…
  • Dùng những từ châm biếm 
  • Tấn công vào tính cách của học sinh (Em thật chậm chạp, em là học viên hết thuốc chữa,…) 
  • Sử dụng vũ lực 
  • Lôi kéo những người không liên quan vào các cuộc xung đột 
  • Thuyết giảng, giáo điều 
  • Khăng khăng rằng giáo viên là người luôn đúng 
  • So sánh học viên với anh chị em hoặc các học viên khác 

Nguồn ảnh: Freepik

4 cấp độ của sự kỷ luật

Cấp độ 1: Hành vi ngoan cố 

Giai đoạn cần đến sự quyền lực 

Học viên ở cấp độ 1, cấp độ thấp nhất, thường thể hiện sự không hợp tác trong quá trình học tập. Các em không nghe theo những hướng dẫn của giáo viên. Những học viên này thách thức và đòi hỏi một lượng lớn sự chú ý từ giáo viên. Kỷ luật với những học viên này là những thứ dị thường: Các em ít tuân theo những quy tắc chung, nhưng lại có những quy tắc riêng của mình.

Đây chính là giai đoạn cần nhiều đến quyền lực. Nguyên nhân chính khiến học viên thiếu đi kỷ luật là vì khả năng mất quyền lực của giáo viên với học viên. Khi những đứa trẻ mới được nhận vào lớp, sự cân bằng quyền lực giữa giáo viên và học viên rất quan trọng. Nếu đứa trẻ không được dạy về quyền lực thì khả năng cao khi càng tiếp xúc về lâu dài, giáo viên sẽ không thể giữ được sự kỷ luật của đứa trẻ. Nhiều giáo viên thường xuyên than thở rằng không thể kiểm soát được hành vi của học viên chính là vì nguyên nhân này. 

Xem thêm >> Những Nguyên Tắc Để Viết Bảng Hiệu Quả

Cấp độ 2: Khả năng tự nhận thức 

Giai đoạn cần đến Phần thưởng/Hình phạt

Những học viên ở cấp độ 2 này luôn xem mình là trung tâm của lớp học. Đa phần các học sinh này chỉ chiếm một phần trăm nhỏ so với sĩ số lớp. Để tạo kỷ luật với những học viên này trong lớp học, giáo viên cần sử dụng đến Phần thưởng và Hình phạt trong quy định chung của lớp. Những học viên này sẽ tuân theo kỷ luật vì muốn nhận phần thưởng là kẹo, stickers hay đơn giản là một lời khen tích cực. Hầu hết các học viên ở cấp độ này sẽ thực hiện kỷ luật tốt nhất khi có sự giám sát của giáo viên.

Cấp độ 3: Kỷ luật giữa các cá nhân

Giai đoạn ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân

Những học viên ở cấp độ này đã bắt đầu phát triển khả năng kỷ luật. Các em làm bài tập, thực hiện các tasks vì đó là yêu cầu của giáo viên. Đây là giai đoạn giữa các cá nhân bắt đầu ảnh hưởng lẫn nhau. Các em quan tâm đến sự kỷ luật vì điều này sẽ ảnh hưởng những suy nghĩ của người khác, và các em muốn giáo viên sẽ thích mình. 

Những học viên này chỉ cần được nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn yêu cầu kỷ luật và các em sẽ làm. Kỷ luật có tác dụng với những học sinh này bởi vì các em hiểu điều đó, nhưng các em sẽ hiếm khi cần đến những kỷ luật nặng nề trong lớp học. 

Cấp độ 4: Tự kỷ luật 

Giai đoạn trật tự xã hội: “Tôi cư xử đúng vì đó là điều phải làm”

Những học viên ở cấp độ 4 ít gặp phải bất kỳ rắc rối nào. Các em luôn nhận thức được sự đúng và sai. Các em hành xử như vậy bởi vì, trong suy nghĩ của các em, đó là những việc cần làm. Mặc dù những học viên này có thể không bao giờ nói với bạn, nhưng những học viên này không đánh giá cao kỷ luật quyết đoán. Các em sẽ cảm thấy bị làm phiền bởi thực tế là những học viên thiếu kỷ luật khác buộc giáo viên phải sử dụng quá nhiều thời gian trong giờ học để giải quyết các vấn đề kỷ luật. 

Trên thực tế là những học viên ở cấp độ này thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong lớp học. Giáo viên nên tạo thêm các hoạt động khuyến khích học để gắn kết với các em. Hãy cho các em thêm nhiều cơ hội thực hành và phát triển bản thân để các em yêu thích hơn với việc học. 

Xem thêm >> 9 Cách Giúp Giáo Viên Đưa Ra Phản Hồi Tích Cực Cho Học Viên

Cách để duy trì kỷ luật trong lớp học 

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao 

Mỗi học trò là một cá thể khác biệt với mỗi hoàn cảnh và khả năng nhận thức khác nhau. Các em có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình kỷ luật vì trước đó chưa bao giờ được phụ huynh dạy đúng cách; hoặc đơn giản là các em không có khả năng ứng phó với các nhiệm vụ được giao. Những học sinh ồn ào nhất sẽ thể hiện để nhận được nhiều sự chú ý bằng cách lớn tiếng, bộc phát hành vi gây rối, trong khi phần còn lại của lớp có thể vẫn im lặng.

Tìm hiểu được nguyên nhân là một trong những cách để bạn giải quyết được những gốc rễ của sự thiếu kỷ luật. Chúng ta hãy kiên nhẫn hơn để lắng nghe, kiên nhẫn với bao dung với những lỗi sai của học trò. 

Nguồn ảnh: Freepik

Xác định (những) học sinh gây rối

Khi hiểu về những cấp độ kỷ luật của học trò, bạn hãy xác định xem những học viên mình đang dạy cần những điều gì để duy trì sự kỷ luật. Thông thường khi giáo viên có thể kết nối và quản lý được tốt các cấp độ 1 và 2 thì việc duy trì kỷ luật cho cả lớp sẽ không còn gặp phải nhiều khó khăn. Hãy khiến những học sinh”cá biệt” vừa cảm thấy được quan tâm, vừa cảm thấy sự liên kết giữa bản thân các em và bài học.

Làm mẫu 

Học trò sẽ không chỉ học hỏi qua giáo viên dựa vào những kiến thức được truyền thụ mà còn dựa vào những hành động của giáo viên. Khi thầy cô lịch sự, kiên nhẫn và mẫu mực thì học viên sẽ tin tưởng hơn và sẽ làm theo những gì được hướng dẫn. Các thông điệp “Do as I say, not as I do” (Hãy làm theo những gì tôi nói, nhưng không làm theo những điều tôi làm) có khả năng gây nhầm lẫn cho trẻ và thầy cô không thể tạo được sự tin tưởng cho học trò. 

Tiếp thêm động lực học

Một trong những nguyên nhân khác khiến học viên không cảm thấy hứng thú với việc học tiếng Anh là vì không hiểu lý do tại sao lại học môn học đó? Đây là những việc giáo viên có thể làm để tiếp thêm động lực học cho học viên: 

  • Hãy giải thích về ý nghĩa của việc học tiếng Anh, về những điều tuyệt vời mà tiếng Anh sẽ mang lại cho các em
  • Nhắc nhở các em đây là tiếng Anh cần thiết không chỉ cho việc học mà còn cho tương lai của các em 
  • Khiến cho bài dạy tiếng Anh trở nên thú vị và hấp dẫn với các em hơn thông qua những kiến thức thú vị liên quan đến bài học, các hoạt động lớp học,…
  • Tạo ra những sự khích lệ và tinh thần học tập trong lớp, đồng thời hỗ trợ kịp thời những học sinh yếu hơn
  • Không ngừng trau dồi và hoàn thiện bản thân trong giảng dạy tiếng Anh

Nguồn tham khảo tài liệu:

Thông tin tác giả

Ấn Võ

Admin - TESOL Simple Education

Xem thêm bài viết